CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Sáng chế

  • Duyệt theo:
1 Pháp luật sáng chế của Hoa Kỳ trước tác động của trí tuệ nhân tạo và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Như Hà, Đặng Minh Phương // .- 2024 .- Tháng 6 .- Tr. 69 – 84 .- 340

Trí tuệ nhân tạo với tư cách là một công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư mà còn là nhân tố tác động đến các quan hệ pháp luật truyền thống, trong đó có pháp luật sáng chế. Bài viết nghiên cứu, đánh giá một số ) yếu tố quan trọng trong pháp luật bảo hộ sáng chế trước tác động của trí tuệ nhân tạo, xem xét kinh nghiệm điều chỉnh của Hoa Kỳ nhằm đề xuất một số khuyến nghị về chính sách cho Việt Nam.

2 Vắc xin mRNA và tiềm năng phát triển / Đào Thị Hải Yến // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 56-58 .- 610

Nghiên cứu tiềm năng phát triển vắc xin mRNA. Vắc xin mRNA hiện đang được xem như phương thức chính để vượt qua Covid-19. Tuy nhiên ít ai biết rằng, công nghệ vắc xin mRNA ban đầu lại được phát triển cho các căn bệnh khác như ung thư. Tiềm năng của vắc xin mRNA là bản chất của sự đổi mới, nó không phải là một sáng chế mà là tìm ra tiềm năng ở nhiều thứ và kết hợp chúng lại với nhau. Một khi các nhà khoa học biết loại mRNA mà họ muốn tạo ra thì quá trình này là tương đối dễ dàng. Đối với vắc xin sử dụng mRNA sẽ nhanh hơn nhiều so với cách tiếp cận truyền thống, trong đó vi rút được nuôi trong tế bào hoặc trong trứng gà. Để tạo ra mRNA, ban đầu, nhà khoa học sử dụng máy tính để sắp xếp trình tự nucleotide mong muốn, sau đó thực hiện phản ứng phiên mã trong ống nghiệm để tạo ra một khuôn mẫu AND có thể tổng hợp được mRNA mong muốn. Do đó, quá trình này không yêu cầu phải nuôi cấy tế bào hay vật liệu động vật và quy trình sản xuất hầu như không thay đổi trình tự của mRNA.

3 Bản đồ sáng chế - công cụ hữu hiệu để khai thác thông tin sáng chế / Phạm Ngọc Pha, Nguyễn Trọng Hiếu // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 5(758) .- Tr. 14-17 .- 340

Phân tích bản đồ sáng chế và trình bày những công cụ hữu hiệu để khai thác thông tin sáng chế. Bản đồ sáng chế là tập hợp các thông tin sáng chế được mô tả dưới dạng trực quan, cung cấp những thông tin hữu ích cho hoạt động của các cơ quan quản lý, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp, giúp dự báo xu hướng phát triển công nghệ, hoạch định chính sách, chiến lược sản xuất kinh doanh, phân tích thị trường tiềm năng, đối thủ cạnh tranh… Việc tìm kiếm, khai thác thông tin sáng chế một cách hữu ích cũng như việc tổng hợp thông tin sáng chế trong các ngành, lĩnh vực nhằm đưa ra thông tin về xu hướng công nghệ, thị trường giúp các doanh nghiệp cũng như các quốc gia làm căn cứ để hoạch định chính sách cho mình không phải là điều dễ dàng. Khai thác thông tin từ sáng chế để nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển trên thế giới, thông tin về công nghệ của các đối thủ cạnh tranh nhằm xây dựng được chiến lược phát triển công nghệ, sản phẩm là cách tiếp cận tiết kiệm và hiệu quả của doanh nghiệp.

4 Góp ý các qui định về quyền sở hữu công nghiệp trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở Hữu trí tuệ / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 9(148) .- Tr.1-14 .- 346.597048

Bài viết tập trung vào phân tích và đề xuất một số kiến nghị về quyền sở hữu công nghiệp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa nột dung của Luật Sở Hữu trí tuệ (Luật SHTT) được ban hành 2019. bài viết tập trung vào phân tích và đề xuất một số kiến nghị vềquyền sở hữu công nghiệp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa nội dung của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở Hữu trí tuệ.

5 Tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế trong CPTPP, EVFTA và yêu cầu đối với Việt Nam / Phan Quốc Nguyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 4 (452) .- Tr.25 - 30 .- 346.597048

Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đây là hai hiệp định tự do thế hệ mới điều chỉnh nhiều vấn đề quan trọng về thương mại, đầu tư, môi trường, tài chính,... và đặc biệt là vấn đề sở hữu trí tuệ. Tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế quy định trong hai Hiệp định này khá là cao. Bên cạnh những thuận lợivà cơ hội, những tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế quy định trong hai Hiệp định lớn này đặt ra một số yêu cầu đối với Việt Nam.

6 Huy động nguồn lực từ các “nhà sáng chế không chuyên” / Chu Thúc Đạt // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 40-42 .- 330

Mô tả các nguồn lực từ các “nhà sáng chế không chuyên”, họ là những người nông dân thuần túy, thợ thủ công…, và không ít sáng chế, sáng kiến của họ được ứng dụng vào thực tiễn đã đem lại lợi ích rất lớn phục vụ đời sống và sản xuất. Với sự đam mê tìm tòi, lao động sáng tạo không mệt mỏi, hàng năm các “nhà sáng chế không chuyên” đã có rất nhiều sáng kiến đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Để phát huy nguồn lực này, trong thời gian tới cần có những giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách…

7 Hai bằng độc quyền sáng chế : sản phẩm từ nghiên cứu, đánh giá các bài thuốc dân gian vùng Tây Bắc / Hoài Hương // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 58-60 .- 340

Trình bày sản phẩm nghiên cứu và đánh giá các bài thuốc dân gian vùng Tây Bắc đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp hai bằng sáng chế cho trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các bài thuốc dân gian đã chứng minh được hiệu quả sử dụng qua thời gian dài được lưu truyền qua các thế hệ đồng bào dân tộc thiểu số. Việc nghiên cứu các bài thuốc dân gian điều trị bệnh gan mật của khu vực Tây Bắc chính là bảo tồn tri thức văn hóa bản địa thông qua nghiên cứu bằng các phương pháp khoa học hiện đại, góp phần làm giàu thêm các tri thức đó. Đồng thời nhằm tối ưu hóa, nâng cao hiệu quả các bài thuốc dân gian, phát triển các vùng dược liệu, chế biến thành những sản phẩm có giá trị cao để phát triển sinh kế cho cộng đồng, từ đó góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội cho vùng Tây Bắc.

8 Patent Pool - Mô hình liên kết thương mại hóa sáng chế / Phùng Minh Hải // .- 2019 .- Số 10(727) .- Tr.11-14 .- 658

Giới thiệu mô hình Patent Pool, một mô hình liên kết thương mại hóa sáng chế đã và đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu…). Theo tác giả, đây là một mô hình liên kết hợp tác thương mại hóa sáng chế mà Việt Nam có thể áp dụng trong thời gian tới.

9 Đóng góp của sáng chế vào GDP ở Việt Nam và một số gợi ý chính sách / Nguyễn Hữu Cẩn // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2017 .- Tr. 48 - 51 .- 346.597048

Phân tích đóng góp của sáng chế vào GDP ở Việt Nam, từ đó gợi ý một số chính sách nhằm thúc đẩy hơn nữa vào trò của sáng chế đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta trong thời gian tới.