CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật Hợp đồng
1 Hợp đồng thông minh và những vấn đề pháp lý liên quan / Phạm Thanh Nga, Nguyễn Phạm Thảo Linh // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 22-25 .- 340
Một trong những sản phẩm của công nghệ 4.0 là sự ra đời của Hợp đồng thông minh (Smart Contract - SC). Mặc dù SC có rất nhiều ưu điểm và đặc biệt phù hợp trong bối cảnh số hóa hiện nay, song nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, vẫn chưa thể hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh SC. Vậy SC là gì và trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng SC cần quan tâm tới những vấn đề nào?
2 Nhận diện khía cạnh pháp lí của “hợp đồng thông minh” dưới góc nhìn của pháp luật hợp đồng Việt Nam / Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 48-63 .- 340
Bài viết chỉ ra rằng hợp đồng thông minh vẫn hoạt động dựa trên nguyên tắc thống nhất ý chí và vẫn cần sự phán quyết của tòa án trong nhiều trường hợp. Bên cạnh đó, hợp đồng thông minh cũng không đủ đột phá để thay thế hoàn toàn hợp đồng truyền thống trong mọi lĩnh vực đời sống vì nhiều lí do, đặc biệt là bởi hợp đồng thông minh thiếu sự linh hoạt. Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển của công nghệ chuỗi khối, cần có thêm những nghiên cứu tiếp theo làm ảnh hưởng của hợp đồng thông minh tới pháp luật hợp đồng truyền thống.
3 Thời hiệu khởi kiện trong các trường hợp yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu và trả lại tài sản đặt cọc / Đặng Phước Thông, Lê Khả Luận // .- 2021 .- Số 9(256) .- Tr.50 - 61,74 .- 346.5970220
Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm có vai trò bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện một hợp đồng khác. Tuy nhiên, khi mục đích không đạt bởi nhiều nguyên do khác nhau thì có thể nảy sinh tranh chấp về yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu và yêu cầu tra lại tài sản đặt cọc. Khi giải quyết tranh chấp, thực tiễn xét xử và khoa học pháp lý còn những quan điểm trái chiều, có quan điểm cho rằng cần phân biệt yêu cầu trả lại tài sản đặt cọc thuộc loại tranh chấp bảo vệ quyền sở hữu nên không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Để làm sáng tỏ vấn đề lựa chọn thời hiệu khởi kiện áp dụng trong các trường hợp yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu, trả lại tài sản đặt cọc, bài viết phân tích quy định của pháp luật; thực tiễn áp dụng; từ đó kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
4 Pháp luật hợp đồng Việt Nam: Nhìn ở góc độ so sánh với Luật cộng hoà Pháp / Đoàn Thị Phương Diệp // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 10(386) .- Tr. 56 – 64 .- 340
Thời gian áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 trong thực tiễn là chưa đủ để có thể nhìn nhận và phân tích những ưu điểm cũng như những hạn chế trong các quy định. Do vậy, việc phân tích, so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Pháp – một hệ thống pháp luật khá tiên tiến và nhiều tương đồng, để có cách hiểu cũng như cách giải thích phù hợp với thực tiễn, là một việc cần thiết, để từ đó chúng ta có cơ sở cho những đề xuất nhằm làm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện hành.