CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế tư nhân
21 Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Thị Yến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 605 .- Tr. 19-21 .- 330
Bài viết làm rõ thực trạng, cơ hội và những thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0.
22 Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 : thành quả thực tiễn và gợi ý chính sách / Phạm Thị Hồng Diệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 602 .- Tr. 4-6 .- 330
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân, bài viết đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tiếp theo.
23 Vận động của kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hà Nội / Đỗ Văn Phúc, Nguyễn Đức Lượng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 604 .- Tr. 13 - 15 .- 330
Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở Hà Nội đã thổi luồng gió mới làm chuyển biến bộ mặt nông thôn thành phố. Trong thời gian tới, xu thế vận động của bộ phận này sẽ ra sao, cần có những giải pháp để nó thực sự phát huy hiệu quả bền vững, góp phần xứng đáng vào phát triển kinh tế xã hội Thủ đô.
24 Kinh tế tư nhân động lực thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế / Trương Văn Quý // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 219 .- Tr. 26 - 28 .- 330
Kinh tế tư nhân (KTTN), khu vực kinh tế tư nhân hay thành phần kinh tế tư nhân là những cách gọi khác nhau, chúng có tính đồng nhất. Hiện có nhiều quan niệm về kinh tế tư nhân, nhưng tựu chung: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế hình thành và phát triển dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất , bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. KTTN là thành phần kinh tế thuộc cơ cấu kinh tế quốc dân, hình thành dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, ra đời và tồn tại khách quan trong nền kinh tế và là động lực thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
25 Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam / Hà Mai Ngọc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 41-44 .- 658.153
Kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Thời gian qua, khu vực kinh tế này đã có những đóng góp nhất định đối với nền kinh tế đất nước nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Năng suất lao động còn thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, cơ cấu sản phẩm, ngành nghề chưa đa dạng, chưa nhạy bén với thị trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên là cơ chế chính sách cho khu vực kinh tế tư nhân chưa được hoàn thiện, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển; trong đó, chính sách thuế dù đã có nhiều hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, nhưng trước yêu cầu mới, cần tiếp tục có sự đổi mới. Bài viết này nghiên cứu thực trạng chính sách thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam, qua đó làm rõ những ưu đãi về thuế đối với khu vực này. Bài viết này nghiên cứu thực trạng chính sách thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam, qua đó làm rõ những ưu đãi về thuế đối với khu vực này.
26 Để khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân khẳng định vai trò trong nền kinh tế / Nguyễn Hữu Nghĩa // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 8-12 .- 330
Để khu vực kinh tế nhà nước phát huy tốt vai trò chủ đạo; phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế; khuyến khích phát triển các tập đoàn kinh tế lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn.
27 Cần tạo mọi điều kiện có thể cho sự phát triển kinh tế tư nhân / // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 7-11 .- 330
Vì nhiều lý do, từ đầu thập niên 50 đến giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, kinh tế tư nhân ở VN không có điều kiện để phát triển. Điều đó có thể giúp giải quyết tốt hơn việc thực hiện những vấn đề chính trị lúc bấy giờ. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 70, khi tình thế đã thay đổi, kinh tế tư nhân nói riêng và các thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh nói chung vẫn chưa được phát triển dẫn đến nhiều khó khăn về kinh tế và sau đó cả chính trị. Bối cảnh đó đã dẫn đến sự thay đổi tư duy kinh tế từ Đại hội lần thứ VI (1986). Kể từ đó đến nay, nhiều chính sách, luật lệ, nghị định, chủ trương mới ra đời tạo điều kiện không nhỏ cho kinh tế tư nhân nói riêng và nền kinh tế VN phát triển mạnh mẽ. Điều đó càng cho thấy tính cấp bách của việc đề xuất những chủ trương, chính sách hợp lý cho sự phát triển kinh tế tư nhân VN trong giai đoạn tiếp theo.
28 Phát triển kinh tế tư nhân trên thế giới, một số địa phương ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc / Nguyễn Thị Thu Hương, Đỗ Thị Nâng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 212 .- Tr. 88-92 .- 330
Tập trung phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của một số quốc gia trên thế giới và một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hooijn nhập kinh tế thế giới.
29 Hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Vĩnh Phúc / Nguyễn Thị Thu Hương, Đỗ Thị Nâng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 211 .- Tr. 15-20 .- 330
Tập trung phân tích chính sách phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua và đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
30 Những vấn đề phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong nước vùng Tây Nam Bộ / Đỗ Diệu Hương, Trần Khánh Hưng, Đặng Thị Hoa // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 508 .- Tr. 70-80 .- 650.01
Bài viết sử dụng bộ số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê từ năm 2015 đến năm 2018 và kết quả điều tra, khảo sát doanh nghiệp ở các tỉnh vùng Tây Nam Bộ nhằm phân tích, làm rõ những vấn đề phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong nước vùng Tây Nam Bộ. Bài viết chỉ rõ thực trạng và một số vấn đề phát triển doanh nghiệp góp phần bổ sung thêm căn cứ thực tiễn cho việc đinh hướng và đề ra giải pháp