CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công nghiệp--Điện tử

  • Duyệt theo:
1 Phát triển ngành công nghiệp điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới / Phạm Mỹ Duyên, Nguyễn Chí Hải, Huỳnh Ngọc Chương // Ngân hàng .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 25-32 .- 330

Bài viết phân tích bức tranh ngành công nghiệp điện tử Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020 thông qua xử lí dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê trên các tiêu chí số lượng doanh nghiệp, giá trị sản xuất, quy mô vốn, lao động, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Qua đó, chỉ rõ các tồn tại, hạn chế trong phát triển công nghiệp điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp điện tử của Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2 Thiết kế bộ điều khiển thời gian thực dành cho ngành công nghiệp / Ngô Hà Quang Thịnh // .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 199-203 .- 629.8

Việc thiết kế bộ điều khiển thời gian thực đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại. Dựa trên chuẩn truyền thông thời gian thực, CPU có thể truyền nhận hoặc gửi dữ liệu đến các thiết bị hay slave để thực thi câu lệnh. Điều này giúp nâng cao độ tin cậy cho việc điều khiển hệ thống. Bộ điều khiển sé được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi trong thực tế.

3 Xây dựng công nghiệp điện tử Việt Nam có giá trị gia tăng cao trong bối cảnh mới / Đặng Văn Sáng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 37-39 .- 658

Số liệu thống kê cũng cho thấy, doanh thu ngành công nghiệp phần cứng và điện tử chiếm khoảng 90% toàn ngành công nghệ thông tin, nhưng trên thực tế giá trị được nắm giữ chủ yếu bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp trong nước chỉ tập trung vào lắp ráp và thực hiện những dịch vụ thương mại. Trong bối cảnh đó, để phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam tương xứng với tiềm năng cần thay đổi năng lực sản xuất từ sản xuất lắp ráp đơn thuần sang sản xuất chế tạo, lắp ráp có giá trị gia tăng cao hơn.

4 Quản trị danh tiếng trực tuyến của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số / Nguyễn Thu Hằng, Vũ Thị Kim Liên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 513 tháng 3 .- Tr. 4-6 .- 658.872

Tổng quan về quản trị danh tiếng trực tuyến; Ứng dụng quy trình ORM trong doanh nghiệp; Những then chốt trong việc quản trị danh tiếng trực tuyến.

6 Cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong hội nhập / ThS. Lê Thanh Thủy // Tài chính .- 2016 .- Số 629 tháng 3 .- Tr. 7-10. .- 658

Bài viết nhận diện những cơ hội và thách thức trước bối cảnh ngày càng hội nhập sâu rộng, qua đó giúp ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam bứt phá và phát triển hiệu quả.

7 Cơ hội và thách thức đối với thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp điện tử Việt Nam khi tham gia AEC / ThS. Đặng Thị Kim Dung // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2016 .- Số 3+4(444+445) tháng 2 .- Tr. 64-69 .- 658

Bài viết phân tích những cơ hội và thách thức trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt nam trong bối cảnh hiện nay, từ đó đưa ra một số đề xuất chính sách nhằm thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam.

8 Động lực nâng cao chất lượng phát triển ngành công nghiệp điện tử TP. Hồ Chí Minh / Huỳnh Thế Nguyễn // Phát triển Kinh tế .- 2015 .- Số 11 tháng 11 .- Tr. 45-62 .- 658.1

Tiến hành theo cách tiếp cận biên ngẫu nhiên với phương pháp ước lượng MLE (Maximum Likelihood Estimation) cho bộ dữ liệu bảng được truy xuất từ các cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2007–2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy đổi mới, cải tiến và tín hiệu đổi mới, cải tiến lan toả từ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành động lực nâng cao chất lượng và định hình năng suất tương lai cho các doanh nghiệp công nghiệp điện tử TP.HCM.

9 6 vấn đề chiến lược trong hợp tác công nghiệp điện tử Việt Nam – Nhật Bản / Bùi Bài Cường // Công nghệ thông tin & Truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 2 tháng 10/2014 .- Tr. 27-31 .- 004

Trình bày mục tiêu kế hoạch hành động công nghiệp điện tử Việt Nam – Nhật Bản, vấn đề mang tính chiến lược trong hợp tác công nghiệp điện tử Việt Nam – Nhật Bản. Giải pháp, tổ chức thực hiện kế hoạch hành động.

10 FDI trong lĩnh vực công nghiệp điện tử / Ths. Nguyễn Thị Thanh Dương // Tài chính doanh nghiệp .- 2014 .- Số 9 tháng 9 .- Tr. 12-15 .- 658.004

Thực trạng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam, tác động của FDI đối với các doanh nghiệp nội địa trong ngành công nghiệp điện tử, một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả tận dụng nguồn vốn FDI và định hướng phát triển trong các lĩnh vực nói chung và ngành công nghiệp điện tử nói riêng.