CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giáo dục đại học--Nghiên cứu khoa học
1 Ảnh hưởng sức mạnh mềm của Trung Quốc đến hợp tác giáo dục đại học Việt Nam – Hoa Kỳ (2009 - 2016) / Nguyễn Thị Huyền Thảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 1(98) .- Tr. 47-55 .- 327
Phân tích sự ảnh hưởng của sức mạnh mềm của Trung Quốc đến hợp tác giáo dục đại học Việt Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn 2009 – 2016.
2 Áp dụng mô hình học kết hợp trong giáo dục đại học ở Việt Nam / Nguyễn Tiến Hùng // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 52(62) .- Tr. 102-108 .- 370
Nghiên cứu các hình thức, cấp độ của mô hình học kết hợp, thảo luận về tình hình và giải pháp áp dụng mô hình học kết hợp cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
3 Nhân tố thúc đẩy giảng viên đại học ở Việt Nam thực hiện nghiên cứu khoa học: áp dụng lý thuyết kỳ vọng / Trần Thị Kim Nhung, Nguyễn Thành Độ // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 273 .- Tr. 83-92 .- 371.018
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết kỳ vọng để kiểm tra các yếu tố chính thúc đẩy giảng viên tiến hành nghiên cứu khoa học. Kết quả hồi quy được khảo sát từ 475 giảng viên các trường đại học tại Hà Nội, Việt Nam, cho thấy các giảng viên được thúc đẩy bởi “sự hấp dẫn bên trong” nhiều hơn “sự hấp dẫn bên ngoài”. Đặc biệt nghiên cứu đã phát hiện kỳ vọng (E – yếu tố còn nhiều tranh cãi ở các nghiên cứu trước) có tác động tích cực và đáng kể đến động lực nghiên cứu của giảng viên. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: (a) động lực nghiên cứu của các Giáo sư và Phó Giáo sư cao hơn giảng viên khác, thêm vào đó đối với nhóm Giáo sư và Phó Giáo sư thì nhân tố “sự hấp dẫn bên trong” cao hơn nhóm giảng viên khác và (b) không có mối quan hệ giữa động lực nghiên cứu và tuổi cũng như giới tính.