CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bê tông cốt thép--Dầm

  • Duyệt theo:
22 Nghiên cứu thực nghiệm về khả năng chịu mô men uốn của dầm bê tông cốt hỗn hợp thép và GFRP / Phan Minh Tuấn // Xây dựng .- 2020 .- Số 5 .- r. 202-205 .- 693

Trình bày nghiên cứu thực nghiệm về khả năng chịu mô men uốn của dầm bê tông cốt hỗn hợp thép và cốt sợi thủy tinh GFRP.

25 Mối tương quan giữa cường độ uốn và độ dẻo của dầm bê tông cốt thép / ThS. Nguyễn Công Thức, ThS. Lê Gia Khuyến // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 102-105 .- 693

Đề xuất một phương pháp mới trong thiết kế dầm goi là “thiết kế dầm đạt cường độ uốn và đồng thời đạt được độ dẻo uốn” cho phép các kỹ sư xem xét cả hai yêu cầu trên trước khi quyết định sử dụng bê tông cường độ cao hay là bổ sung thêm cốt thép chịu nén.

26 Phân tích, so sánh các phương pháp dự tính sức kháng cắt của dầm bê tông cốt sợi thép cường độ cao theo một số tiêu chuẩn hiện hành trên thế giới / ThS. NCS. Trần Thị Lý, ThS. Đào Quang Huy, TS. Đào Văn Dinh, PGS. TS. Phạm Duy Anh // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 68-71 .- 690

Công bố kết quả nghiên cứu sức kháng cắt của dầm tiết diện chữ nhật, bê tông cấp 70MPa có sử dụng cốt đai kết hợp với cốt sợi thép Dramix dạng uốn móc hai đầu. Hai mô hình tính toán trong tiêu chuẩn hiện hành ACI 544.4R-88 và RILEM TC 162 TDF được sử dụng để tính toán sức kháng cắt cho dầm bê tông cường độ cao cốt sợi thép. Kết quả được phân tích, so sánh để đánh giá mối tương quan giữa sức kháng cắt và hàm lượng sợi, cũng như sự liên quan giữa khoảng cách cốt đai và sức kháng cắt của dầm bê tông cường độ cao cốt sợi thép.

27 Phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và khả năng áp dụng dầm liên hợp bán lắp ghép VFT cho chiều dài nhịp vừa và nhỏ ở Việt Nam / TS. Ngô Văn Minh, KS. Phạm Thanh Tùng // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 54-57 .- 690

Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật khi áp dụng dầm liên hợp bán lắp ghép VFT cho những cầu có chiều dài nhịp trung bình và ngắn trên các tiêu chí về hệ số an toàn trong các kiểm toán quan trọng, khối lượng các vật liệu chính, chi phí sản xuất thi công lắp đặt kết cấu nhịp; so sánh với các phương án dầm phổ biến tại Việt Nam như dầm I bê tông cốt thép dự ứng lực, dầm Super T, dầm bản và đưa ra một số mẫu thiết kế định hình.

28 Ảnh hưởng của chiều sâu khóa đến khả năng chịu cắt của khóa chống cắt đơn trong cầu dầm hộp lắp ghép phân đoạn / ThS.NCS. Nguyễn Đắc Đức; PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long; GS.TS. Trần Đức Nhiệm // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 34-38 .- 690

Tập trung đánh giá khả năng chịu cắt của khóa chống cắt đơn trong mối nối khô theo công thức tính của AASHTO1998 và kết quả thí nghiệm, từ đó kiến nghị dạng cấu tạo cũng như chiều sâu của khóa chống cắt phù hợp trong thiết kế cầu dầm hộp lắp ghép phân đoạn.

29 Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ứng xử xoắn thuần túy của dầm bê tông cốt thép / Phạm Xuân Đạt // .- 2020 .- Tr. 73-80 .- 624

Trong kết cấu sàn-dầm nhà bê tông cốt thép, dầm biên thường chịu tác động xoắn gây ra bởi mô men âm củadầm phụ và sàn được đỡ bởi các dầm biên này. Trong hai tiêu chuẩn thiết kế hiện hành ACI 318-19 (Mỹ) và EN1992-1-1 (Châu Âu), các tính toán dự báo sức kháng xoắn của dầm là tương đối khác nhau. Sự khác nhau nàygây ra những khó khăn nhất định cho các kỹ sư thiết kế trong thực hành tính toán. Nghiên cứu này thực hiện sosánh công thức dự báo sức kháng xoắn của hai tiêu chuẩn trên đây, đồng thời so sánh các kết quả dự báo với kếtquả thí nghiệm trên 2 mẫu dầm thực chịu tác động xoắn cho đến khi phá hoại hoàn toàn. Dựa trên các so sánhnày, các khuyến cáo về quy trình tính toán thiết kế dầm biên chịu mô men xoắn sẽ được thảo luận.