CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thanh toán

  • Duyệt theo:
1 Xu thế “phi USD hóa” và những yếu tố tác động / Trần Đức Hiệp // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 10-12 .- 330

Phi đô la hóa được định nghĩa là việc các nước nỗ lực giảm lệ thuộc của họ vào đồng đô la (USD) với cách là đồng tiền giao dịch thương mại, thanh toán và dự trữ quốc tế; và thay thế nó bằng một hoặc vài tiền khác cho các chức năng nói trên. Hiện nay, ngày càng có nhiều nước trên thế giới lựa chọn “phi hóa” trong các hoạt động tài chính và thương mại nhằm tránh nguy cơ một ngày nào đó trở thành nạn của cái gọi là “vũ khí hóa” đồng USD, qua đó thúc đẩy xu hướng đa cực trong hệ thống tiền tệ thế giới.

2 Đo lường khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại từ mô hình kì tới hạn trong quản lí rủi ro lãi suất / Lê Hữu Nghĩa, Trương Văn Tuấn, Vũ Văn Đạt, Nguyễn Trí Thức // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 14-19 .- 332.12

Nghiên cứu này với mục đích cung cấp phương pháp đo lường về khả năng thanh toán dựa trên trạng thái vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại (NHTM) thông qua mô hình kì tới hạn (The Maturity Model) trong quản lí rủi ro lãi suất. Bằng phương pháp này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) lẫn NHTM có thể định lượng khả năng thanh toán của các NHTM trên phạm vi danh mục tài sản và nợ phải trả hiện hành khi lãi suất thị trường biến đổi.

3 Hạn chế rủi ro thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam / Lê Thị Ánh // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 24-29 .- 658

Do hạn chế kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương, cùng với đó là mong muốn xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không tìm hiểu kĩ đối tác và phương thức thanh toán phù hợp dẫn đến các rủi ro đáng tiếc. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số vấn đề về phương thức thanh toán nhờ thu mà các doanh nghiệp Việt Nam hay sử dụng, qua đó đánh giá những hạn chế và đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

4 Thanh toán không dùng tiền mặt của giới trẻ / Lương Minh Lan // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 37-38 .- 332.04

Thế hệ này được mệnh danh là những công dân của thời đại số hóa, là thế hệ mới đang thay đổi cả thế giới. Họ quyết định văn hóa, xu hướng tiêu dùng của tương lai. Điều này mang ý nghĩa về kinh tế và xã hội sâu sắc, bởi họ chính là nhân tố quyết định của tương lai gần. Ngay từ nhỏ, những người thuộc thế hệ Z được tiếp cận và sử dụng công nghệ. Đối với họ, di động, internet hay các phương tiện truyền thông xã không xa lạ. Vì vậy, có thể nói, họ chính là những người thay đổi bức tranh tổng thể tương lai, trong đó tư duy về kinh tế, tiền tệ và phương thức tiêu dùng.

5 Yếu tố niềm tin khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử của khách hàng tại Việt Nam / Trần Quốc Thống, Dương Lê Cẩm Thúy // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 780 .- Tr. 51-53 .- 332.04

Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến đã và đang phổ biến hơn, xu hướng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng điện tử của khách hàng tại Việt Nam để tiếp cận thương mại điện tử diễn ra mạnh mẽ. Điều này mở ra hướng nghiên cứu mới về cách thức đẩy mạnh, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng ngân hàng điện tử để thanh toán mua sắm trực tuyến, trong đó, yếu tố niềm tin là vấn đề rất quan trọng.

6 Những nhân tố định hướng sự chấp nhận sử dụng thanh toán số tại Việt Nam / Nguyễn Ngọc Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 220 .- Tr. 19-24 .- 658

Nghiên cứu được thực hiện để xác định những nhân tố quyết định định hướng người tiêu dùng Việt Nam có ý định chấp nhận sử dụng thanh toán số và đưa ra một mô hình nghiên cứu tổng quan nhằm xem xét tác động của các nhân tố: hữu ích, chi phí, khả năng sử dụng, thái độ, tính di động dễ dẫn đến mối quan hệ giữa thanh toán số và chấp nhận của khách hàng Việt Nam.

7 Hoàn thiện pháp luật cho hoạt động sử dụng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ ở Việt Nam hiện nay / TS. Bùi Hữu Toàn // .- 2021 .- Số 24 .- Tr. 16-21 .- 340

Bài viết trao đổi các vấn đề pháp lý về Mobile_Money như một hình thức thanh tóa mới trong nền kinh tế và những vấn đề pháp lý cần quan tâm trong phát triển hình thức thanh toán này ơt nước ta hiện nay.

8 Tiền điện tử pháp định và một số đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Đức Việt // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 30-33 .- 004

Trình bày tiền điện tử pháp định, hiện trạng và hiệu quả sử dụng. Sự xuất hiện của tiền điện tử pháp định sẽ dẫn đến sự đổi mới hoàn toàn trong phương thức thanh toán, đem lại nhiều lợi thế trong quản lý tiền tệ của nhà nước. Những lợi thế này được thể hiện qua sự tiến bộ của chức năng phát hành và thanh toán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tiền điện tử pháp định còn là một đối tượng xứng tầm với những đồng tiền điện tử tự phát. Do đó, việc xây dựng chính sách về tiền điện tử pháp định ở Việt Nam là cần thiết để bắt kịp xu thế chung của thế giới.

9 Kinh nghiệm sử dụng các hệ thống thanh toán nhanh trên thế giới và khuyến nghị với Việt Nam / Hà Thị Tuyết Minh // Ngân hàng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 51-59 .- 332.45

Phân tích kinh nghiệm quốc tế về thành lập và sử dụng các hệ thống thanh toán nhanh, các phương pháp tiếp cận và nguyên tắc ứng dụng công nghệ để triển khai thực hiện, đồng thời nêu một số khuyến nghị về ứng dụng các hệ thống thanh toán nhanh ở Việt Nam.

10 Bàn về quản lý hoạt động thanh toán nhằm chấm dứt chuyển tiền chui trực tuyến từ Việt Nam sang Trung Quốc / ThS. Thái Hoài Bắc // .- 2018 .- Số 19 tháng 10 .- Tr. 46-49 .- 332.12

Trình bày thanh toán qua POS và đề xuất giải pháp quản lý; Thanh toán chui qua Alipay, Wechat pay và đề xuất giải pháp chấm dứt hoạt động này.