CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ--Việt Nam - Asean

  • Duyệt theo:
1 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN thuộc vùng Mê Công mở rộng (GMSS) những năm gần đây / ThS. Trần Viết Nhân // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 2/2017 .- Tr. 22-30 .- 327

Phân tích và làm rõ những động thái phát triển trong quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMSs) là thành viên của ASEAN (Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar – CLTM) trong những năm gần đây. Thông qua đó khẳng định đây thực sự là điểm sáng trong hợp tác kinh tế của nước ta với các quốc gia này. Đồng thời đưa ra ba gợi ý quan trọng nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực hợp tác này trong tổng thể chiến lược phát triển quan hệ kinh tế nói chung, thương mại nói riêng với các nước CLTM hiện nay và trong thời gian tới.

2 Ứng dụng mô hình GTAP đánh giá tác động kinh tế của tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc / Đỗ Đình Long, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Khánh Doanh // Tạp chí Kinh tế và phát triển .- 2014 .- Số 206 tháng 8 .- Tr. 16-22 .- 327.597 05192

Bài viết này ứng dụng cách tiếp cận cân bằng tổng thể khả tính (mô hình dự án phân tích thương mại toàn cầu - GTAP model) với bộ cơ sở dữ liệu phiên bản 8 (GTAP 8 database) nhằm lượng hóa tác động về mặt kinh tế của tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc mang lại hiệu ứng tích cực cho các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc về quy mô thương mại, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và phúc lợi xã hội, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình tự do hóa này.

3 Lợi ích chiến lược của việc tham gia hợp tác chính trị - an ninh ASEAN đối với an ninh và phát triển của Việt Nam / Phan Duy Quang // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 5 (170)/2014 .- Tr. 3-13. .- 327

Đề cập và bàn sâu hơn về những lợi ích chủ yếu của quá trình Việt Nam tham gia hợp tác chính trị - an ninh ASEAN đối với an ninh và phát triển của đất nước.