CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Pin nhiên liệu
1 Nghiên cứu cơ chế ghép mạch và sulfo hóa của màng dẫn proton sử dụng trong pin nhiên liệu hydro / Đinh Trần Trọng Hiếu, Lâm Hoàng Hảo, Trần Thanh Danh, Trần Hoàng Long, Nguyễn Tiến Cường, Trần Văn Mẫn, Trương Thị Hồng Loan, Trần Duy Tập // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 6(Tập 64) .- Tr. 7-13 .- 530
Trình bày nghiên cứu cơ chế ghép mạch và sulfo hóa của màng dẫn proton sử dụng trong pin nhiên liệu hydro. Kết quả cho thấy, styrene được ghép vào polymer nền ETFE bằng phản ứng phá vỡ liên kết được gây ra bởi các gốc tự do và tạo thành chuỗi polystyrene trên bề mặt pha tinh thể. Các styrene vào sau vẫn tiếp tục khuếch tán vào sâu trong màng từ hai mặt do sự chênh lệch gradient nồng độ. Qúa trình ghép mạch xảy ra trên cả vị trí C-H và C-F của mạch polymer ETFE nền, nhưng tại vị trí C-F nhiều hơn, trong khi đó các phản ứng sulfo hóa để tạo màng dẫn proton chỉ xảy ra tại vị trí para trên vòng thơm của polystyrene. Các phản ứng phụ, sản phẩm thứ cấp của quá trình ghép và sulfo hóa không được tìm thấy trên các phổ 13C NMR, FT-Ỉ thu được, chứng tỏ các quá trình ghép, sulfo hóa đã được kiểm soát tốt.
2 Pin nhiên liệu hydro : hiện trạng và tương lai / Trần Duy Tập // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 5(758) .- Tr. 62-64 .- 621
Phân tích hiện trạng pin nhiên liệu hydro và sự phát triển của ứng dụng trong tương lai của nó. Công nghệ pin nhiên liệu hydro (PEMFC) là thiết bị điện hóa chuyển năng lượng phản ứng hóa học của nhiên liệu hydro tại các điện cực thành năng lượng điện. Loại pin này nhẹ và hiệu quả hơn ắc quy thông thường, không phát thải khí gây hại, có khả năng tạo ra nước sạch, nạp nhiên liệu nhanh (3-5 phút), tiếng ồn thấp, tiết kiệm nhiên liệu, bảo trì dễ dàng… nên rất phù hợp để sử dụng trong các phương tiện vận tải, thiết bị cầm tay, di động, làm nguồn điện dự phòng hay đồng phát… Dựa trên đà phát triển hiện tại của ngành pin nhiên liệu và hydro, các chính sách hỗ trợ từ chính phủ là cần thiết kế để cho phép mở rộng quy mô hoạt động và đẩy nhanh việc triển khai rộng rãi công nghệ PEMFC.
3 Hệ thống điện sinh học “kiểu mới” / Mỹ Hạnh // .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 29-31 .- 621.3
Tiến sĩ Hồ Tú Cường và các đồng nghiệp đã nghiên cứu thành công pin nhiên liệu vi sinh vật không sử dụng mạch điện ngoài một dạng hệ thống điện sinh học có khả năng chuyển hóa năng lượng hóa học có trong hợp chất hữu cơ thành năng lượng điện nhờ hoạt tính xúc tác của vi sinh vật.
4 Điện mặt trời nổi - Công nghệ của tương lai / Đức Tưởng // Môi trường Đô thị Việt Nam .- 2018 .- Số 4 (117) .- Tr. 34 - 36 .- 621
Khám phá những quốc gia nơi điện mặt trời nổi nổi đang cất cánh, những nhà phát triển chính và các công nghệ khác nhau của họ, cũng như những thuận lợi và ý nghĩa của việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên bề mặt nước.
5 Tối ưu hóa hiệu suất pin quang điện sử dụng độ bám điểm công suất cực đại / TS. Nguyễn Nga Việt, KS. Nguyễn Đức Khương // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 4/2017 .- Tr. 121-124 .- 621
Trình bày cách xác định điểm công suất cực đại của pin mặt trời dựa trên thuật toán Perturb and Observer (P&O).