CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cấu trúc--Tài chính

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu trúc tài chính và rủi ro tài chính tới hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Thị Nguyệt Dung, Hà Thành Công // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 301 .- Tr. 45-53 .- 658

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc tài chính và rủi ro tài chính tới hiệu quả kinh doanh (ROA và ROE) của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành phân tích định lượng thông qua mô hình GMM hai bước dựa trên bộ dữ liệu chéo và số liệu theo chuỗi thời gian được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 481 doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội giai đoạn 2012-2020. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cấu trúc tài chính và rủi ro tài chính có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả kinh doanh. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài báo đã đề xuất một số hàm ý trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh dưới góc độ

2 Ảnh hưởng từ cấu trúc sở hữu đến thành quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Hoàng Tuấn Sinh // .- 2022 .- Số 772 .- Tr. 67-69 .- 332.1

Bài viết nghiên cứu sự ảnh hưởng từ cấu trúc sở hữu đến thành quả hoạt động của 50 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020, từ đó giúp hiểu rõ về tác động của sở hữu Nhà nước và sở hữu nước ngoài có mối quan hệ phi tuyến tính tới hiệu quả hoạt động của công ty.

3 Kỹ thuật phân tích cấu trúc – chức năng trong thanh tra, giám sát ngân hàng / Hoàng Thị Thu Hường // .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 98-101 .- 332.12

Thanh tra, gám sát ngân hàng trên cơ sở rủi ro là phương pháp thanh tra, giám sát, trong đó tập trung vào việc xác định, đo lường các hoạt động có rủi ro cao đối với sự ổn định, lành mạnh của tổ chức tín dụng, từ đó sử dụng các nguồn lực thanh tra, giám sát tương ứng nhằm đánh giá các rủi ro này, giúp các tổ chức tín dụng quản lý và kiểm soát rủi ro kịp thời. Phân tích cấu trúc-chức năng của hệ thống ngân hàng là phương pháp đánh giá sự thay đổi về cấu trúc hệ thống ngân hàng, nhận diện đặc trưng của từng nhóm ngân hàng, mối quan hệ giữa các nhóm và vị trí của mỗi ngân hàng. Kỹ thuật này cho phép nhận diện các vấn đề chính trong hoạt động của các ngân hàng có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng nói chung và từng ngân hàng nói riêng.

4 Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động của các công ty niêm yết Việt Nam / Hoàng Tuấn Sinh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 30-32 .- 658

Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện tại vẫn chưa thống nhất. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán cần nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu nhằm đánh giá thực về cấu trúc sở hữu của các công ty, phân tích những nguyên nhân và đưa ra những khuyến nghị tái cấu trúc sở hữu cho các công ty. Bài viết này phân tích ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của 50 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020.

5 Kiểm định giả thuyết kỳ vọng trên thị trường trái phiếu Việt Nam / Nguyễn Thanh Hà, Phạm Thế Anh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 286 .- Tr. 2-13 .- 332.1

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu trên thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2019 để nghiên cứu cấu trúc kỳ hạn của lãi suất và kiểm định giả thuyết kỳ vọng. Kết quả chỉ ra rằng độ chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn có khả năng dự báo lượng thay đổi của lãi suất dài hạn trong tương lai và lợi nhuận tăng thêm khi nắm giữ trái phiếu dài hạn. Điều này hàm ý rằng giả thuyết kỳ vọng bị bác bỏ ở thị trường trái phiếu Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Dựa trên các kết quả này, một số hàm ý quan trọng sẽ được rút ra đối với các nhà đầu tư và cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ.

6 Vấn đề tái cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp dưới tác động hội nhập kinh tế / Nguyễn Thị Thu Trang // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 424-428 .- 658

Phân tích và làm rõ hơn những vấn đề về cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với hiệu quả hoạt động kinh doanh và giá trị doanh nghiệp, từ đó đưa ra sự cần thiết của việc tái cấu trúc. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết và yêu cầu cần thiết, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm tái cấu trúc trong các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế.

7 SCIC và hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp nhà nước / Trần Xuân Tú // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 682 tháng 06 .- Tr. 62-65 .- 332.1

Kết quả hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp nhà nước của SCIC, một số đánh giá chung, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

8 Mua bán và sáp nhập ngân hàng : xu thế tất yếu trong hội nhập kinh tế quốc tế / Trần Châu Giang // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2018 .- Số 12 (501) .- Tr. 21-25 .- 332.12

Điểm lại một số kết quả đạt được từ hoạt động M&A, phân tích những rào cản từ cơ chế, chính sách và đưa ra các đề xuất để cải thiện môi trường pháp lý nhằm thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam.

9 Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết tại Việt Nam / TS. Nguyễn Anh Hiền, ThS. Lê Minh Duyên // Kế toán & Kiểm toán .- 2018 .- Số 177 tháng 6 .- Tr. 31-36 .- 332.1

Trình bày những bằng chứng cho thấy sự tác động ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết tại Việt Nam.

10 Hạn chế tài chính và cấu trúc kỳ hạn nợ tại các doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Cành, Nguyễn Công Thành // Nghiên cứu Kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 29(2) tháng 2 .- Tr. 5-23 .- 332.1

Nghiên cứu phân tích cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp với các mức hạn chế tài chính khác nhau tại Việt Nam. Sử dụng phương pháp hồi quy phân vị, kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có dấu và ý nghĩa thống kê thay đổi tùy thuộc phân vị của biến cấu trúc kỳ hạn nợ. Ngoài ra, doanh nghiệp có mức hạn chế tài chính chịu ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và bất cân xứng thông tin nhiều hơn, trong khi các doanh nghiệp không có mức hạn chế tài chính (với sức khỏe tài chính tốt hơn) có điều kiện để khắc phục hai yếu tố bất hoàn hảo này trên thị trường. Cả hai nhóm có và không có mức hạn chế tài chính đều thể hiện nhu cầu xử lý chi phí người đại diện cao khi doanh nghiệp đang có nhiều nợ dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thị trường đang phát triển như Việt Nam, các doanh nghiệp không có nhiều mức hạn chế tài chính là các doanh nghiệp có phản ứng phù hợp để tận dụng những ích lợi của cấu trúc kỳ hạn nợ. Sử dụng phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder, nghiên cứu còn cho thấy chênh lệch của cấu trúc kỳ hạn nợ trung bình của hai nhóm có và không có mức hạn chế tài chính chủ yếu do yếu tố tài sản hữu hình, chất lượng tín dụng và thuế.