CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cơ cấu--Ngành kinh tế

  • Duyệt theo:
1 Cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam trong bối cảnh mới / Trần Thị Hồng Minh // Tài chính Kỳ 1+2 .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 32-36 .- 330

Cơ cấu lại kinh tế giúp phân bổ lại nguồn lực cho phát triển trên phạm vi quốc gia nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế là một nội dung lớn, quan trọng và cấp bách đối với Việt Nam hiện nay, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh thế giới và trong nước thay đổi sâu sắc sau dịch bệnh COVID-19.

2 Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng bền vững tại Thanh Hoá / Trần Anh Chung // .- 2021 .- Số 763 .- Tr. 86-89 .- 332.1

Bài viết nghiên cứu về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010–2020 trong mối quan hệ phát triển với vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và cả nước. Bằng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh hệ thống cơ sở số liệu thứ cấp của tỉnh Thanh Hoá, bài viết đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại tỉnh Thanh Hoá. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng bền vững tại Thanh Hoá thời gian tới.

3 KH&CN góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và cơ chế, chính sách trong xây dựng nông thôn mới / Nguyễn Văn Thịnh // .- 2021 .- Số 5(746) .- Tr. 34-36 .- 650

Phân tích sự phát triển của KH&CN góp phần vào hoàn thiện cơ sở lý luận và cơ chế, chính sách trong xây dựng nông thôn mới. Tập trung vào các mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập, nhất là mô hình hỗ trợ cho thôn, bản khó khăn xây dựng nông thôn mới… Đồng thời, cần phát huy vai trò của các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu trong việc gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn xây dựng nông thôn mới, tổ chức các đoàn nghiên cứu đi thực tế để phát hiện, đề xuất các vấn đề thiết thực, nảy sinh từ thực tiễn. Chương trình cần phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hội thảo chuyên đề phục vụ tìm kiếm các giải pháp xây dựng nông thôn mới bền vững.

4 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ theo hướng hiện địa, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững / Nguyễn Trọng Quyền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 592 .- Tr. 49-51 .- 330

Phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020, có thể thấy những kết quả tích cực Tỉnh đã đạt được, còn tồn tại những khó khăn, hạn chế, từ đó đưa ra biện pháp đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và đạt được những mục tiêu kế hoạch đã đề ra

5 Thực trạng và một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay / Phí Thị Nguyệt, Vũ Đức Oai // .- 2020 .- Số 575 .- Tr. 31-33 .- 650.01

Bài viết phân tích thực trạng hoạt động tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, từ đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

6 Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong cách mạng công nghiệp 4.0 / Trần Anh Chung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 729 .- Tr. 20 - 23 .- 658

Bài viết phân tích làm rõ bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ 4; những tác động nó đối với cơ cấu kinh tế ngành, qua đó đề xuất một số giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.

7 Tái cơ cấu nền kinh tế và những nổ lực trong phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ / Tài chính // Tài chính .- 2020 .- Số 722 + 723 .- Tr. 5 - 8 .- 332.024

Quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua đã đạt những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng giá trị gia tăng. Những nổ lực phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ đang đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng. Để phân tích cụ thể tái cơ cấu và nổ lực phối hợp chính sách tài khoá với tiền tệ nhằm đưa ra giải pháp phù hợp, bài viết sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để đánh giá thực trạng những thành công đạt được và những hạn chế còn tồn tại, phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.

8 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp / NCS. Nguyễn Xuân Thanh // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 14(340) .- Tr. 27-29 .- 330

Các nghiên cứu về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; Mô hình nghiên cứu đề xuất; Định nghĩa các biến số và thang đo; Phương pháp phân tích dữ liệu; Kết luận.

9 Tác động của cơ cấu đầu tư tài sản đến hiệu quả hoạt động của Tổng công ty cổ phần Sữa Việt Nam / Nguyễn Trung Trực // Công thương (Điện tử) .- 2017 .- Số 7 .- Tr. 418-425 .- 658

Cơ cấu đầu tư tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (DN), do lợi nhuận phát sinh từ việc sử dụng có hiệu quả tài sản của DN. Vì vậy, nghiên cứu cơ cấu đầu tư tài sản, tài sản ngắn hạn bao gồm: tồn kho, khoản phải thu, tiền mặt,... và tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định, đầu tư tài sản ngắn hạn khác, có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, nhất là trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

10 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và việc làm ở Việt Nam: tiếp cận theo phương pháp nhân quả Granger / Phạm Thị Lý, Nguyễn Thị Đông // .- 2017 .- Số 56 (5) .- Tr. 13-24 .- 658

Kiểm định mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và việc làm ở Việt Nam. Thông qua dữ liệu thống kê về cơ cấu ngành kinh tế và việc làm của 35 tỉnh thành trên cả nước trong giai đoạn 1998 - 2013, kết hợp với việc sử dụng phương pháp nhân quả Granger, kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có tác động tích cực đến việc làm, nhưng ở chiều ngược lại, ảnh hưởng của việc làm đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chưa được thể hiện một cách mạnh mẽ.