CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Cơ sở dữ liệu
1 Ứng dụng cơ sở dữ liệu lớn trong dạy học tiếng Anh đại học - Cơ hội và thách thức / Nguyễn Thị Thu Minh // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 130-135 .- 370
Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong tạo ra môi trường học tập tích cực và tương tác giữa giáo viên và sinh viên. Nó cũng đề cập đến cơ hội mà công nghệ mang lại trong việc truy cập vào tài nguyên giáo dục đa dạng và phong phú, thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của sinh viên. Để giải quyết những thách thức này, nghiên cứu đề xuất các chiến lược như đào tạo liên tục cho giáo viên, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ và tạo điều kiện cho việc chia sẻ kinh nghiệm giữa giáo viên và sinh viên.
2 Xây dựng cơ sở dữ liệu kiến trúc trong thời đại công nghệ số / Nguyễn Quốc Hoàng // .- 2023 .- Số (248+249) .- Tr. 40-42 .- 004
Trình bày thực trạng cơ sở dữ liệu kiến trúc trong thời đại công nghệ số và đưa ra định hướng xây dựng cơ sở dữ liệu kiến trúc.
3 Xây dựng cơ chế bảo hộ riêng đối với dữ liệu lớn nằm ngoài quyền tác giả - Kinh nghiệm của EU / Lê Thị Minh // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 51-63 .- 340
Dữ liệu lớn (Big Data) có vai trò quan trọng trong thời đại kĩ thuật số và có khả năng được bảo hộ dưới góc độ quyền tác giả theo Công ước Bern, Hiệp định TRIPS và Hiệp ước WCT. Tuy nhiên, không phải dữ liệu lớn nào cũng có thể được bảo hộ vì hai lí do: 1) Bản quyền chỉ bảo hộ trật tự sắp xếp của toàn bộ cơ sở dữ liệu, không bảo hộ thông tin thuần tuý trong cơ sở dữ liệu và 2) Dữ liệu lớn gặp khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn về tính sáng tạo, tính định hình. Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của người sản xuất dữ liệu lớn. Bài viết phân tích Chỉ thị cơ sở dữ liệu của EU trong việc tạo ra quyền riêng (Sui Generis) đối với cơ sở dữ liệu, khắc phục những hạn chế của bản quyền trong việc bảo hộ cơ sở dữ liệu. Từ đó, bài viết gợi mở khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc xây dựng quyền riêng để bảo vệ dữ liệu lớn.
4 Kinh nghiệm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trích dẫn tạp chí khoa học quốc gia của Thái Lan, Malaixia và bài học cho Việt Nam / Lê Quốc Hội, Phan Hải, Đặng Trần Thường // .- 2023 .- Số 317 - Tháng 11 .- Tr. 83-94 .- 330
Bài viết này nghiên cứu hệ thống cơ sở dữ liệu trích dẫn tạp chí khoa học của 2 quốc gia khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và Malaixia trên các phương diện từ lịch sử hình thành, cấu trúc hệ thống, mô hình tổ chức đến hoạt xét duyệt tạp chí. Trên cơ sở kinh nghiệm của Thái Lan và Malaixia, bài viết đề xuất một số bài học kinh nghiệm hữu ích đối với Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trích dẫn tạp chí khoa học quốc gia (VCI). Cụ thể, VCI cần: một đội ngũ tâm huyết, tận tụy và có chuyên môn; được hỗ trợ nguồn tài chính bền vững; sự độc lập và minh bạch trong hoạt động; nền tảng công nghệ thông tin và kỹ thuật chuẩn hóa, hiện đại; kết nối, hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và các sở sở dữ liệu quốc tế.
5 Ứng dụng cơ sở sữ liệu dân cư trong đánh giá điểm khả tín khách hàng cá nhân tại các tổ chức tín dụng Việt Nam / Đỗ Thị Thu Hà, Nguyễn Bích Ngọc, Lê Thị Hương Trà // .- 2023 .- Số 17 - Tháng 9 .- Tr. 20-25 .- 332.12
Ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư (CSDLDC) trong đánh giá điểm khả tín khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân được đánh giá là giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích văn bản, tổng quan tài liệu để đưa ra đánh giá về ứng dụng CSDLDC trong đánh giá điểm khả tín khách hàng cá nhân tại các tổ chức tín dụng (TCTD). Kết quả phân tích chỉ ra CSDLDC đang được Bộ Công an tích cực hoàn thiện, cùng với các chính sách phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại (NHTM) khai thác và sử dụng dữ liệu thay thế từ CSDLDC một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho khách hàng cá nhân, từ đó sẽ mang lại lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho NHTM, góp phần phát triển bền vững thị trường tín dụng bán lẻ tại Việt Nam.
6 Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về giá / Phan Minh Duy, Bùi Doãn Bảo Châu // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 28-31 .- 004
Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá là cơ sở dữ liệu do Bộ Tài chính xây dựng, quản lý và là đầu mối kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu về giá của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương, đồng thời kết nối với cơ sở dữ liệu về giá của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 149/2016/NĐ-CP, nhằm cung cấp thông tin về giá phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước và theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá là cơ sở dữ liệu thành phần thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính.
7 Ứng dụng phần mềm Vilis 2.0 xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính / Phạm Thị Mai // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 20 (394) .- Tr. 30-31 .- 004
Sử dụng phần mềm Vilis 2.0 xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của phường Minh Khai, quận Hai Bà Trung, thành phố Hà Nội.
8 Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Ngãi / Đặng Thành Trung // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 2(37) .- Tr. 49 -57 .- 910.133 05
Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực của đời sống con người có ý nghĩa vô cùng to lớn, trong đó có hệ thống thông tin địa lý (GIS). Cơ sở dữ liệu GIS đã được các nước trên thế giới và Việt Nam ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong quy hoạch, quản lý tài nguyên môi trường. Nghiên cứu đã xác định và phân loại các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, lễ hội, cơ sở hạ tầng và nét đặc sắc văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
9 Xây dựng cơ sở dữ liệu giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình bồi dưỡng cho công chức, viên chức ngành Tài nguyên và Môi trường / Nhâm Ngọc Tân, Nguyễn Thị Thủy, Nghiêm Minh Hiếu // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 16 (390) .- Tr. 24-26 .- 004
Ứng dụng công nghệ thông tin là một trong các định hướng quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ thông tin là bắt buộc để đáp ứng được các mục tiêu quản lý nhà nước theo hướng phát triển bền vững, hiện đại và phù hợp với xu thế chuyển đổi số. Xây dựng cơ sở dữ liệu giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình bồi dưỡng cho công chức, viên chức ngành Tài nguyên và Môi trường là một nhu cầu tất yếu và cần thiết đảm bảo nâng cao năng lực nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài nguyên và Môi trường.
10 Hướng tới nền hành chính điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường / TS. Lê Phú Hà // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 1+2 (375+376) .- Tr. 84-85 .- 363
Phân tích từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu số và các giải pháp kỹ thuật sẵn sàng cho các mục tiêu chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.