CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đô thị hiện đại
1 Ứng dụng GIS trong xây dựng và quản lý dữ liệu tích hợp quy hoạch hạ tầng đô thị / Vũ Ngọc Trụ, Hà Thị Hằng, Nguyễn Việt Phương, Tống Ngọc Tú // Cầu đường Việt Nam .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 46-49 .- 720
Với mục tiêu đánh giá hiệu quả của công nghệ GIS trong quản lý dữ liệu tích hợp quy hoạch hạ tầng đô thị, bài báo tập trung vào các khía cạnh chính: Thu thập và xây dựng dữ liệu nền đô thị, dữ liệu sử dụng đất đô thị, các dữ liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị; Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu tích hợp quản lý hạ tầng đô thị.
2 Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh thị trấn sinh thái trong chùm đô thị Hà Nội / PGS. TS. KTS. Lưu Đức Cường, KTS. Phạm Thị Nhâm // Quy hoạch xây dựng .- 2021 .- Số 112+113 .- Tr. 48-57 .- 624
Tổng quan về quy hoạch chung Hà Nội 1259; Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, thị trấn trong chùm đô thị Hà Nội.
3 Đô Thị Thông minh: Xu hướng phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng / Lê Huy Kim Hoàng Anh // Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng .- 2021 .- Số 140 .- Tr. 18-22 .- 300
Tổng quan về đô thị thông minh, tình hình phát triển đô thị thông minh tại Đà Nẵng và một số giải pháp nhằm phát triển đô thị thông minh tại Đà Nẵng.
4 Công nghệ mới cho thành phố thông minh / Nguyễn Xuân Trung, Nguyễn Văn Linh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 25-31 .- 330
Xây dựng thành phố thông minh đã và đang trở thành xu hương phát triển của các đô thị trên toàn thế giới và Việt Nam cũng đang bước đầu tiếp cận. Trên cơ sở các quan điểm về thành phố thông minh, bài viết phân tích việc áp dụng công nghệ mới trong quản lý, vận hành thành phố và các sáng kiến toàn cầu về phát triển thành phố thông minh. Bài viết cũng đưa ra một số gợi ý đối với việc phát triển và quản lý đô thị thông minh ở Việt Nam.
5 Xây dựng hạ tầng khung đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị vệ tinh Hà Nội / PGS. TS Vũ Thị Vinh // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 213 .- Tr. 36-39 .- 720
Năm 2011 Hà Nội hoàn thành quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong bản quy hoạch này, Hà Nội có 05 đô thị vệ tinh. Đến nay, đã 05 năm triển khải đồ án, sự thay đổi trên thực tế vẫn chưa được thấy rõ, đặc biệt là sự kết nối giữa đô tị trung tâm và các đô thị vệ tinh. Nhưng kinh nghiệm thế giới trong xây dựng các đô thị vệ tinh và cơ cấu hạ tầng khung để kết nối với các thành phố trung tâm cũng là những bài học để chúng ta xem xét tham khảo đối với Hà Nội.
6 Định hướng chiến lược quốc gia phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam / KTS. Ngô Viết Nam Sơn // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 207 .- Tr. 23-27 .- 720
Trình bày hiện trạng phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Định hướng chiến lược quốc gia về phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.
7 Các đô thị Việt Nam cần “thông minh” ở quy mô và cấp độ nào? / PGS. TS. Nguyễn Minh Hòa // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 207 .- Tr. 28-31 .- 720
Khái lược về thành phố thông minh, các yếu tố cần và đủ cho việc xây dựng thành phố thông minh. Một vài khuyến cáo cho việc xây dựng thành phố thông minh ở Việt Nam.
8 Đô thị thông minh và khả năng vận dụng tại Việt Nam / TS. KTS. Ngô Lê Minh // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 207 .- Tr. 32-35 .- 720
Phân tích những lợi ích cũng như thách thức đối với việc phát triển đô thị thông minh. Tạo lập cơ sở hạ tầng của đô thị bền vững thông minh và khả năng áp dụng tại Việt Nam.
9 Đối thoại chính sách thúc đẩy giảm phát thải đô thị lồng ghép thích ứng & giảm thiểu biến đổi khí hậu trong phát triển đô thị / Kim Long // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 208 .- Tr. 17-19 .- 720
Phân tích cơ hội và thách thức trong việc lồng ghép thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí khậu trong phát triển đô thị. Một số giải pháp.
10 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách và chiến lược phát triển đô thị quốc gia / Pablo Vaggione // Xây dựng .- 2017 .- Số 03 .- Tr. 7-9 .- 624
Chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế và kết quả ban đầu ở 4 nước mà tác giả đang thực hiện đó là: Trung Quốc (đất nước láng giềng với Việt Nam, đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường); Ba Lan (Quốc gia đã từng trải qua quá trình chuyển đổi trong bối cảnh văn hóa khác); Hàn Quốc (Đất nước có vị trí địa lý gần với Việt Nam, có mật độ đô thị hóa cao cũng như có kinh nghiệm phát triển kinh tế mạnh mẽ); và Úc (Quốc gia phát triển ở khu vực mở rộng với lịch sử quy hoạch lâu đời nhưng gần đây đã thực hiện chính sách đô thị quốc gia).