CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công trình xanh

  • Duyệt theo:
1 Đánh giá mức độ thực hiện của các chỉ tiêu công trường xanh tại TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Khánh Duy, Trần Thị Út Thừa, Nguyễn Hữu Tâm // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 80-83 .- 690

Phân tích mức độ quan trọng của các chỉ tiêu công trường xanh ở thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp Chỉ số quan trọng tương đối (Relative Importance Index - RII) được sử dụng để xếp hạng mức độ thực hiện của 20 chỉ tiêu đánh giá công trường xanh. Kết quả phân tích cho thấy tiêu chí “Tuân thủ các tiêu chuẩn An toàn lao động, vệ sinh môi trường trên công trường” được nhà thầu, chủ đầu tư quan tâm đến và thực hiện tốt nhất. Tiêu chí xếp hạng thứ hai “Có các biện pháp bảo đảm an toàn cho công nhân hiệu quả”, tiếp theo là “Huấn luyện kiến thức An toàn lao động, vệ sinh môi trường cho nhân viên”. Và 3 tiêu chí có mức độ ít quan trọng nhất lần lượt là: “Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường”; Sử dụng vật liệu có thể tái chế; Sử dụng năng lượng tự nhiên/ tái tạo.

2 Đánh giá mức độ thực hiện của các chỉ tiêu công trường xanh tại TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Khánh Duy, Trần Thị Út Thừa, Nguyễn Hữu Tâm // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 80-83 .- 711

Phân tích mức độ quan trọng của các chỉ tiêu xây dựng công trường xanh ở TP. HCM. Phương pháp Chỉ số quan trọng tương đối (Relative Importance Index - RII) được sử dụng để xếp hạng mức độ thực hiện của 20 chỉ tiêu đánh giá công trường xanh.

3 Phát triển công trình “zero năng lượng” nhằm thực hiện hiệu quả cam kết của Chính phủ Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu / Phạm Ngọc Đăng, Phạm Thị Hải Hà // .- 2023 .- Kỳ III .- Tr. 62-65 .- 363

Trình bày tổng quan về công trình ZEB, các tiêu chí, giải pháp kỹ thuật và kinh nghiệm phát triển công trình ZEB của Nhật Bản, từ đó khuyến nghị về phát triển công trình ZEB ở Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.

4 Tiềm năng phát triển công trình xanh tại Việt Nam / Nguyễn Hữu Tân, Phạm Quang Vũ // Xây dựng .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 70-73 .- 720

Công trình xanh đã mang lại hiệu quả nhiều mặt: hiệu quả môi trường, lợi ích xã hội và các lợi ích kinh tế. Bài báo trình bày một số ý kiến về tiềm năng phát triển công trình xanh tại Việt Nam.

5 Nghiên cứu động lực thúc đẩy đầu tư thực hiện các công trình xanh đảm bảo xây dựng bền vững tại Việt Nam / Lê Hữu Đạt // Cầu đường Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 50-53 .- 624

Nhận diện và đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố động lực thúc đẩy đầu tư vào các công trình xanh ở Việt Nam.

6 Giải pháp thúc đẩy phát triển công trình xanh : kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Công Thịnh, Nguyễn Đức Lượng // Xây dựng .- 2022 .- Số 9 (652) .- Tr. 64-69 .- 624

Nghiên cứu tổng quan kinh nghiệm về thực hiện các giải pháp phát triển công trình xanh ở các quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra một số khuyến nghị phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam.

7 Vật liệu xây dựng xanh : xu thế của tương lai / Nguyễn Thị Tâm, Lê Cao Chiến // Xây dựng .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 24-27 .- 624

Trong giai đoạn thiết kế của bất kỳ công trình xây dựng nào, việc lựa chọn vật liệu phù hợp là rất quan trọng đối với toàn bộ vòng đời dự án. Từ khi Hội đồng Công trình Xanh Mỹ khởi xướng năm 1993, các công trình “xanh” đã trở thành một chủ đề nóng và hướng mọi người quan tâm đến tính bền vững của các tòa nhà và công trình xây dựng. Người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng từ các nước châu Âu, Mỹ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề môi trường khi quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm nào đó và họ đã đặt ra yêu cầu về các sản phẩm mang tính “thân thiện với môi trường”. Chính nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà sản xuất chú tâm đến việc tạo ra các sản phẩm xanh và tạo ra thị trường dán nhãn sản phẩm xanh, nhãn sinh thái trên toàn thế giới.

8 Hiện thực hóa các giải pháp phát triển công trình xanh tại Việt Nam / PGS. TS. KTS. Hoàng Mạnh Nguyên // Kiến trúc Việt Nam .- 2021 .- Số 237 .- Tr. 32-35 .- 720

Đề cập đến việc thực hóa các giải pháp phát triển công trình xanh và bàn luận về những thách thức, cơ hội phát triển công trình xanh tại Việt Nam hiện nay.

10 Từ công trình xanh tới khu đô thị xanh : giải pháp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững / Lưu Thị Thanh Mẫu, Lê Thị Hồng Na // Kiến trúc .- 2021 .- Số 318 .- Tr. 43-47 .- 720

Các tiêu chuẩn đánh giá công nhận khu đô thị xanh và các mô hình khu đô thị xanh điển hình trên thế giới được giới thiệu. Một số bài học kinh nghiệm về thực hành công trình xanh được làm rõ thông qua phân tích dự án thực chứng chưng cư cao tầng Diamond Lotus Riverside. Các tiêu chí xây dựng mô hình khu đô thị xanh đề xuất áp dụng trong thiết kế quy hoạch xây dựng khu đô thị mới hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.