CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Văn học so sánh
1 Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh / Phạm Thành Khang, Bùi Điền Nguyên // .- 2024 .- Số 31 .- Tr. 53-64 .- 400
Nghiên cứu Mờ hóa nhân vật trong tiểu thuyết “Mù lòa” của José Saramago và tiểu thuyết “Thành phố bị kết án biến mất” của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh có ý nghĩa quan trọng khi tìm ra điểm tương đồng độc đáo giữa hai nhà văn trong quá trình vận dụng thủ pháp mờ hóa để phác họa, dựng xây nhân vật và phản ánh số phận con người, bối cảnh hậu hiện đại; đồng thời góp phần tăng tính giao lưu văn học giữa hai nước (Việt Nam và Bồ Đào Nha), đưa văn học Việt Nam hòa mình vào dòng chảy văn học thế giới.
2 Tình yêu của những con người bị tước đoạt nhân quyền trong Chí Phèo của Nam Cao và Nhà thờ Đức bà Paris của Victor Hugo / Bùi Ngọc Anh Thư // .- 2023 .- Tập 12 - Số 6 .- Tr. 74-81 .- 895
Văn học so sánh đã và đang là một lĩnh vực nghiên cứu đầy triển vọng. Thông qua bài viết này, tác giả muốn vận dụng lí thuyết của văn học so sánh vào nghiên cứu một trường hợp cụ thể, để thấy rõ hơn những tương đồng và khác biệt giữa cách thể hiện tình yêu của hai tác giả thuộc hai nền văn học, hai trào lưu văn học khác nhau. Với "Chí Phèo" và "Nhà thờ Đức Bà Paris", Nam Cao và Victor Hugo đã có nhiều phát hiện mới mẻ về sức mạnh của tình yêu đối với những con người dưới đáy xã hội.
3 Văn học so sánh ở Việt Nam : nhìn từ mô hình cận kề / Phạm Phương Chi, Nguyễn Minh Thu // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 1(599) .- Tr. 3-12. .- 800.01
Phân tích cách tiếp cận của các nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam trong sự quy chiếu đến những diễn giải từ góc độ phê bình hậu thuộc địa đối với bộ môn này hiện nay trên thế giới, nhất là ở Mỹ. Từ các diễn giải này, bài viết quan sát các thực hành so sánh văn học ở Việt Nam, chỉ ra “sứ mệnh dân tộc” được hàm ẩn trong các thực hành này.
4 Hiện tượng dung hợp văn học đại chúng – thuần túy/ tinh hoa : đối chiếu Hạ đỏ của Nguyễn Nhật Ánh, Tugumi của Y. Banana từ góc nhìn mạn họa thiếu nữ Nhật Bản / Nguyễn Thị Mai Liên // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 1(599) .- Tr. 13-20 .- 800.01
Bài viết so sánh những net tương đồng giữa hai tác phẩm từ góc nhìn hội họa manga shoujo để lí giải khả năng phổ biến rộng rãi trong độc giả đại chúng. Từ đó, bài viết đi đến khẳng định, dung hợp văn học đại chúng và thuần túy/ tinh hoa là một nguyên nhân quan trọng tạo nên sức hấp dẫn rộng rãi, sức sống lâu bền của những nhà văn lớn đã xác lập được vị thế của mình trên bản đồ văn học khu vực và thế giới.
5 Một số điểm nóng trong nghiên cứu văn học so sánh và văn học thế giới tại Trung Quốc giai đoạn 2016-2018 / Ngô Viết Hoàng // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 12(574) .- Tr. 16-22 .- 800
Nghiên cứu về dịch và tổng thuật một số vấn đề “nóng” của văn học so sánh và văn học thế giới ở Trung Quốc giai đoạn 2016-2018, qua đó khái quát khách quan diện mạo nghiên cứu của lĩnh vực này trên cơ sở các dữ kiện học thuật.