CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật Phá sản
1 Luật phá sản và những lưu ý liên quan đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng / Trần Văn Nhiên // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 56- 59 .- 340
Quá trình hành nghề luật sư và thời gian làm việc trong ngành ngân hàng, nhận thấy Luật Phá sản hiện hành có nhiều nội dung chưa phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn, trong đó có những quy định liên quan đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm và thu hồi nợ. Bài viết nêu một số vấn đề cần lưu ý từ thực tiễn thực hiện các quy định của Luật Phá sản liên quan đến những khoản nợ có bảo đảm của ngân hàng.
2 Số phận của các chủ nợ có bảo đảm trong thủ tục phá sản nhìn từ thực tiễn / Bùi Đức Giang // Ngân hàng .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 28-31 .- 340
Nêu ra cấm xác lập giao dịch bảo đảm đối với khoản nợ có từ trước; xử lý tài sản đảm bảo; bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thủ tục phá sản.
3 Bảo vệ quyền, lợi ích của chủ nợ khi giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp / Nguyễn Thị An, Lương Thị Thu Trang // .- 2021 .- Số 763 .- Tr. 47-49 .- 340
Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản một doanh nghiệp thì chủ thể có quyền lợi bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chủ nợ. Do đó, việc bảo vệ quyền, lợi ích của chủ nợ trong các quy định pháp luật về phá sản là rất cần thiết. Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phá sản ở Việt Nam, việc ban hành các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ được quan tâm và có nhiều thay đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội, cũng như hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và chủ nợ. Luật Phá sản năm 2014 đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ khi giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp.
4 Hoàn thiện chế định quản tài viên theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam / Nguyễn Tuấn Hải // Nghề luật .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 28 – 32 .- 340
Luật phá sản năm 2014 đã kịp thời hoàn thiện, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quản tài viên so với Luật phá sản năm 2004. Tuy nhiên, qua quá trình thi hành pháp luật cũng như khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài, tác giả nhận thấy rằng, chế định quản tài viên theo pháp luật Việt Nam còn một số điểm chưa thật phù hợp với nhu cầu của thực tiễn đời sống pháp lý. Do đó, thông qua bài viết, tác giả phân tích về các hạn chế của quy định pháp luật Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ của quản tài viên, đồng thời so sánh với các quy định của một số quốc gia trên thế giới từ đó đề xuất cho Việt Nam.
5 Hoàn thiện các quy định của Luật phá sản năm 2014 / Trương Thị Quỳnh Trâm // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 13 (389) .- Tr. 53 – 57 .- 340
Luật Phá sản năm 2014 ra đời đã tạo khung pháp lý vững chắc cho việc phá sản các doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy nhiên, các quy định pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn tồn tại một số bất cập, gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc giải quyết thủ tục phá sản. Do vậy, đặt ra vấn đề cần phải có giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết thủ tục phá sản trong thực tiễn.
6 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục phá sản tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay / ThS. Dương Kim Thế Nguyên // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 1/2016 .- Tr. 51-59 .- 340
Tập trung phân tích các nội dung cần hoàn thiện của pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài và thực tiễn thực hiện pháp luật về phá sản tổ chức tín dụng tại Việt Nam hiện nay.
7 Luật phá sản: Kinh nghiệm từ các nước và bài học cho Việt Nam / Đào Thị Huyền Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2013 .- Số 5 (420)/2013 .- Tr. 24-31. .- 340
Phá sản doanh nghiệp là một hiện tượng tất yếu khách quan nhằm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh. Luật Phá sản Việt