CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Tài khóa
21 Tác động chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam / ThS. Lê Quang Tường // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 2(465) tháng 2 .- Tr. 24-30 .- 332.409597
Bài viết sử dụng lý thuyết Mô hình tăng trưởng nội sinh của Borro (1990) để xây dựng 3 mô hình thực nghiệm với mục đích đánh giá tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở VN. Kết quả nghiên cứ cho thấy chính sách tài khóa có tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế, gia tăng lạm phát và thất nghiệp.
22 Đo lường xung lực tài khóa cho Việt Nam / Lê Quang Tường // Kinh tế & Phát triển .- 2017 .- Số 235 tháng 01 .- Tr. 32-40 .- 332.1
Đo lường xung lực tài khóa là một trong những công cụ quan trọng được dùng để phân tích trạng thái tài khóa. Nó kết hợp với các công cụ phân tích khác có thể cho biết tình trạng sự thay đổi của các trạng thái tài khóa và phản ứng của chính sách tài khóa đối với trạng thái của chu kỳ kinh tế. Nghiên cứu này đo lường xung lực tài khóa cho Việt Nam, thời kỳ 1991-2015, để làm rõ sự thay đổi của các trạng thái tài khóa và phản ứng của chính sách tài khóa đối với chu kỳ kinh tế. Tác giả sử dụng phương pháp đo lường xung lực tài khóa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để đo lường xung lực tài khóa cho các giai đoạn theo chu kỳ kinh tế và đo lường xung lực tài khóa cho năm t so với năm t-1.
23 Chính sách tài khóa và tính chu kỳ kinh tế tại các nền kinh tế / ThS. Phạm Duy Linh // Tài chính .- 2016 .- Số 634 tháng 6 .- Tr. 57-59 .- 332.46
Điểm qua một số nghiên cứu thực nghiệm về tính chu kỳ nền kinh tế và chính sách tài khóa tại các nước phát triển và đang phát triển nhằm cung cấp thêm góc nhìn trong điều hành kinh tế vĩ mô của các quốc gia này.
24 Tác động của chính sách tài khóa đến kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị / TS Nguyễn Anh Phong // Tài chính .- 2016 .- Số 627 tháng 2 .- Tr. 5-8 .- 332.1
Bài viết phân tích thực trạng từ nưm 1990-2015 qua phương pháp so sánh và đo xung lực tài khóa (MFI) nhằm xem xét tính phù hợp của chính sách tài khóa đối với chu kỳ kinh tế, từ đó đưa ra các kiến nghị trong thời gian tới.
25 Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2001-2015 và phương án cho năm 2016 / GS.TS Trần Thọ Đạt, TS. Hà Quỳnh Hoa, PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng // Tài chính .- 2016 .- Số 626 tháng 2 .- Tr. 5-8 .- 332.1
Bài viết đánh giá thực trạng mức độ phối hợp điều hành hai chính sách này ở Việt Nam thời kỳ 2001-2015, đồng thời thực hiện dự báo phương án phối hợp hai chính sách trong năm 2016.
26 Điều hành chính sách tài khóa nhằm ổn định chu kỳ kinh tế trên thế giới: Hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Nguyệt, Chu Minh hội // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 449 tháng 10 .- Tr. 62-70 .- 332.1
Bài viết nghiên cứu một số trường hợp điều hành chính sách tài khóa trên thế giới gắn với mục tiêu duy trì hay ổn định chu kỳ kinh tế, rút ra bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam trong bối ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
27 Điều chỉnh chính sách tài khóa tại một số gia gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam / TS Trần Thị Vân Anh // Ngân hàng .- 2014 .- Số 17 tháng 9 .- Tr. 2-8 .- 332
Bài viết phân tích những điều chỉnh trong chính sách tài khóa mà một số nước áp dụng trong thời gian qua và đưa ra một số hàm ý về điều chỉnh chính sách tài khóa cho Việt Nam.
28 Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và đầu tư tư nhân tại Việt Nam / Lê Thanh Tùng // Tạp chí Kinh tế & phát triển .- 2014 .- Số 207 tháng 9 .- Tr. 28-36 .- 332.4
Bài viết sử dụng mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy – ARDL (Autoregressive Distributed Lag) nhằm nghiên cứu, làm rõ hơn về mối quan hệ giữa chính sách tài khóa - tiền tệ và đầu tư tư nhân tại Việt Nam trong thời gian qua. Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa các công cụ của hai chính sách và đầu tư tư nhân. Trong đó, thuế có quan hệ âm với đầu tư tư nhân cả trong ngắn hạn và dài hạn, chi tiêu ngân sách quan hệ âm trong ngắn hạn, cung tiền quan hệ dương trong cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và đầu tư tư nhân tại Việt Nam.
29 Chính sách tài khóa đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2014-2015 / ThS. Lê Thị Vân Anh // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 426/2014 .- Tr. 31-34. .- 330
Trong những năm gần đây tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng cao đã có tác động tiêu cực tới nền kinh tế và đặt ra những thách thức không nhỏ cho điều hành kinh tế vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát, duy trì và ổn định tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Trong đó chính sách tài khóa là một trong những công cụ quan trọng và giữa vai trò quyết định của chính phủ trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế. Bài viết trình bày thực trạng chính sách tài khóa của Việt Nam trong những năm gần đây và đưa ra một số gợi ý giải pháp để nâng cao tính hiệu quả của chính sách tài khóa phục vụ tăng trưởng cao, bền vững trong thời gian tới.
30 Chính sách tài khóa gắn với tăng trưởng kinh tế bền vững giai đoạn 2011-2020 / Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài, Mai Đình Lâm // Phát triển kinh tế. .- 2014 .- Số 280/ 2014 .- Tr. 2- 21 .- 332
Phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam như Phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế có quan hệ đồng liên kết trong dài hạn, phân cấp thu và hỗ trợ tài khóa có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế, chi thường xuyên và các khoản chi cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo.