CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cách mạng Công nghiệp 4.0

  • Duyệt theo:
21 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nghề phân tích tài chính trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 / Đặng Thị Thu Hà, Nguyễn Minh Ánh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 240 .- Tr. 77-80 .- 658

Trong lĩnh vực phân tích tài chính, ứng dụng của CMCN 4.0 bao gồm học máy để tìm hiểu xu hướng dữ liệu, phân tích dự đoán để dự báo tương lai và trực quan hóa dữ liệu để làm dữ liệu dễ hiểu hơn. Cùng với quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh mẽ, nhu cầu về một đội ngũ lao động có trình độ chuyên sâu về phân tích tài chính để có thể hành nghề độc lập và chuyên nghiệp, có bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn giỏi,… theo các tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế đang ngày một tăng cao. Người phân tích tài chính cần linh hoạt, đa nhiệm và sẵn sàng thích nghi với sự phát triển công nghệ.

22 Nâng cao chất lượng nhân lực kế toán tại đơn vị kế toán nhà nước trong bối cảnh mới / Lê Thanh Dung, Lương Quang Minh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 06 .- Tr. 93 – 97 .- 657

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mở ra kỷ nguyên công nghệ số, kết nối toàn cầu, mang lại cơ hội phát triển cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kế toán nói chung và kế toán nhà nước nói riêng. Bài viết đưa ra những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác kế toán tạo đơn vị kế toán nhà nước, phân tích thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán tại đơn vị kế toán nhà nước, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán tại đơn vị kế toán nhà nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

23 Tác động của thể chế đến hiệu ứng lan tỏa từ doanh nghiệp fdi và doanh nghiệp nhà nước đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Thị Hồng Nhâm, Lê Thị Hồng Thúy // .- 2023 .- Số 237 .- Tr. 44-50 .- 658

Thể chế có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Môi trường thể chế tốt hỗ trợ thị trường hoạt động tốt, giảm bớt chi phí giao dịch hợp đồng, các doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện tối đa để sản xuất và phát triển. Công cuộc cải cách thể chế đã được triển khai theo định hướng của Chính phủ theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro thương mại, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, mở ra nhiều cơ hội mới cho DNNVV. Loại hình doanh nghiệp khác nhau chịu tác động khác nhau của thể chế. Đồng thời, doanh nghiệp FDI (DNFDI) và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhận được nhiều ưu đãi của Chính phủ hơn, cũng là những khu vực doanh nghiệp có lợi thế về vốn và tiến bộ công nghệ. Nên DNFDI và DNNN còn gây tác động lan tỏa đến doanh nghiệp tư nhân. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội sẽ tạo sự bứt phá lớn trong tiến trình phát triển cũng như hưởng lợi lan tỏa nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thể chế thúc đẩy năng suất lao động của DNNVV, tác động đó được thúc đẩy bởi hiệu ứng lan tỏa hầu hết các kênh lan tỏa từ DNFDI và DNNN (trừ lan tỏa ngược chiều từ DNNN). Đồng thời, doanh nghiệp chú trọng phát triển công nghệ, thực hiện đổi mới sáng tạo càng nhận được nhiều tác động tích cực từ cải thiện thể chế.

24 Tác động của thể chế đến hiệu ứng lan tỏa từ doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Thị Hồng Nhâm, Lê Thị Hồng Thúy // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 237 .- Tr. 44-50 .- 658

Thể chế có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Môi trường thể chế tốt hỗ trợ thị trường hoạt động tốt, giảm bớt chi phí giao dịch hợp đồng, các doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện tối đa để sản xuất và phát triển. Công cuộc cải cách thể chế đã được triển khai theo định hướng của Chính phủ theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro thương mại, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, mở ra nhiều cơ hội mới cho DNNVV. Loại hình doanh nghiệp khác nhau chịu tác động khác nhau của thể chế. Đồng thời, doanh nghiệp FDI (DNFDI) và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhận được nhiều ưu đãi của Chính phủ hơn, cũng là những khu vực doanh nghiệp có lợi thế về vốn và tiến bộ công nghệ. Nên DNFDI và DNNN còn gây tác động lan tỏa đến doanh nghiệp tư nhân. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội sẽ tạo sự bứt phá lớn trong tiến trình phát triển cũng như hưởng lợi lan tỏa nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thể chế thúc đẩy năng suất lao động của DNNVV, tác động đó được thúc đẩy bởi hiệu ứng lan tỏa hầu hết các kênh lan tỏa từ DNFDI và DNNN (trừ lan tỏa ngược chiều từ DNNN). Đồng thời, doanh nghiệp chú trọng phát triển công nghệ, thực hiện đổi mới sáng tạo càng nhận được nhiều tác động tích cực từ cải thiện thể chế.

25 Quản lý thuế ở tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức / Ngô Thị Thu Hồng, Ngô Văn Lượng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 239 .- Tr. 26-30 .- 658

Trình bày khái quát công tác quản lý thuế ở tỉnh Bắc Ninh và phân tích cơ hội, thách thức cũng như tác động của cách mạng 4.0 đến công tác quản lý thuế tại tỉnh này.

26 Kế toán môi trường dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Văn Phong // .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 131 - 133 .- 657

Kế toán môi trường là một bộ phận của kế toán trong doanh nghiệp, liên quan đến các thông tin về hoạt động môi trường trong phạm vi doanh nghiệp nhằm thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về môi trường cho đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp sử dụng để ra quyết định. Hơn nữa, kế toán môi trường nhằm mục tiêu đạt tới sự phát triển bền vững, duy trì quan hệ tốt đẹp tới cộng đồng, nâng cao hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường. Bài báo sẽ khái quát một số nội dung và vai trò của kế toán môi trường trong doanh nghiệp, đồng thời, đề xuất những vấn đề phát triển kế toán môi trường trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

27 Mô hình đánh giá sự sẵn sàng của doanh nghiệp đối với cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Nguyễn Thị Hoàng Yến // .- 2023 .- Số 796 (Kỳ 1 tháng 03) .- Tr. 122 -124 .- 658

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện đang là một thực tế mà các quốc gia, khu vực cũng như các tổ chức, doanh nghiệp đang phải chấp nhận và thích ứng thông qua những chiến lược và chương trình hành động phù hợp. Vì vậy, việc nắm được bản chất các thuật ngữ liên quan và các mô hình đánh giá sự sẵn sàng của doanh nghiệp đối với cách mạng công nghiệp lần thứ tư là điều cần thiết với các nhà quản lý.

28 Thúc đẩy chuyển đổi số về đo lường trong hạ tầng chất lượng quốc gia / Mai Thanh Hoài // .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 113-114 .- 330

Việc chuyển đổi số về đo lường trong hạ tầng chất lượng quốc gia có vai trò quan trọng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như phát triển nền kinh tế số hiện nay. Chuyển đổi số trong đo lường góp phần tạo sự thay đổi tích cực trong hạ tầng chất lượng quốc gia, cho phép sử dụng hiệu quả các cơ hội phát sinh từ quá trình số hóa. Do đó thúc đẩy chuyển đổi số về đo lường trong hạ tầng chất lượng quốc gia là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

29 Xu hướng chuyển đổi số trong hoạt động tài chính, ngân hàng : cơ hội, thách thức và khuyến nghị với Việt Nam / Ngô Văn Đức // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 1+2(610+611) .- Tr.42-48 .- 332.04

Ba cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trong lịch sử kinh tế thế giới trước đây nhưng không có cuộc cách mạng nào có quy mô ảnh hưởng lớn và mức độ phức tạp như cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chuỗi khối (Blockchain). Với các nền tảng công nghệ này, quá trình chuyển đổi số diễn ra tốc độ chóng mặt và có tác động sâu rộng đến toàn bộ các nền kinh tế - xã hội, các ngành và lĩnh vực; tuy nhiên, những tác động của chuyển dổi số trong hoạt động tài chính – ngân hàng trên thế giới, đồng thời chia sẻ tình hình chuyển đổi số trong hoạt động tài chính, ngân hàng trên thế giới, đồng thời chia sẻ tình hình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng Việt Nam cùng một số bài học kinh nghiệm.

30 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay / Mai Lan Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 626+627 .- Tr. 10 - 12 .- 658

Bài viết phân tích những tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Gợi mở những vấn đề cần tiếp tuc quan tâm, giải quyết để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước trong bối cảnh cách mạng 4.0 nhanh, hiệu quả và bền vững.