CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dược liệu học

  • Duyệt theo:
21 Phân loại và nghiên cứu đặc tính của xạ khuẩn nội sinh YBQ75 phân lập từ cây quế (Cinnamomum cassia presl) / Vũ Thị Hạnh Nguyên, Chu Kỳ Sơn, Phí Quyết Tiến // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 1 (Tập 16) .- Tr.149 – 155 .- 615

Nghiên cứu tập trung vào đặc điểm sinh học và phân loại chủng xạ khuẩn nội sinh YBQ75 có khả năng sinh kháng sinh được phân lập từ cây quế tại Yên Bái.

22 Dây thìa canh – Dược liệu quý giúp điều trị bệnh tiểu đường / TS. Phùng Tuấn Giang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2018 .- Số 8 (713) .- Tr.49 – 50 .- 615

Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic có tác dụng làm tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường nguồn lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột…Chính nhờ hoạt chất này mà Dây thìa canh trở thành loại dược liệu quý và được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

23 Một số vấn đề vê chiến lược nghiên cứu thuốc từ dược liệu / Lê Văn Truyền // Dược & Mỹ phẩm .- 2018 .- Số 94 .- Tr. 6-15 .- 615

Trình bày về tình hình thuốc từ dược liệu và chiến lược nghiên cứ thuốc từ dược liệu.

24 Định lượng paeoniflorin trong cao đặc Quế chi thang XH bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao / Bùi Hồng Cường, Nguyễn Hoàng Tuấn, Trần Việt Hùng // Dược học .- 2017 .- Số 02 (Số 490 năm 57) .- Tr. 54-57 .- 615

Xây dựng phương pháp định lượng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và xác định hàm lượng paeoniflorin trong cao đặc phương thuốc Quế chi thang XH làm căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của cao này.

25 Xây dựng quy trình định lượng đồng thời bảy acid amin có trong lá trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L., Amaryllidaceae) bằng phương pháp HPLC tạo dẫn xuất trước cột / // Dược học .- 2016 .- Số 12 (Số 488 năm 56) .- Tr. 40-46 .- 615

Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời 7 acid amin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao tạo dẫn xuất trước cột với thuốc thử dansyl clorid. Ứng dụng quy trình đã thẩm định để định lượng các bộ phận khác của cây trinh nữ hoàng cung như rễ, thân hành và một số cây khác trong chi Crinum là náng hoa trắng và náng hoa đỏ.

26 Các hợp chất alkaloid phân lập từ lá cây Thuốc thượng (Phaeanthus vietnamensis Ban) / Nguyễn Trung Tường, Phạm Thanh Kỳ, Phan Văn Kiệm, Nguyễn Xuân Nhiệm // Khoa học & Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Số 9 (10)/2016 .- Tr. 16-19 .- 610

Trình bày kết quả phân lập và xác định cấu trúc 3 hợp chất alkaloid từ lá loài Thuốc thượng góp phần định hướng nghiên cứu tác dụng dược lý của loài cây này.

27 Một số hợp chất phân lập từ rễ cây ba kích (Morinda offcinalis How.) trồng ở tỉnh Quảng Ninh / Vũ Đức Lợi, Nguyễn Tiến Vững, Nguyễn Thị Thúy An // Dược học .- 2016 .- Số 9 (485)/2016 .- Tr. 36 – 41 .- 610

Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được từ cây ba kích gồm: 12α-hydroxyevodol, friedelan-3-on, daucosterol góp phần làm sáng tỏ tác dụng cũng như xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu.

28 Ảnh hưởng của một số Elicitor lên sự sinh trưởng và tích lũy hoạt chất ở rễ tơ sâm Ngọc Linh chuyển gen / Trịnh Thị Hương, Nguyễn Hồng Hoàng, Vũ Thị Hiền // Công nghệ sinh học .- 2016 .- Số 3 .- Tr. 843 – 851 .- 610

Bài viết đánh giá tác động của một số elicitor lên sự sinh trưởng cũng như khả năng tích lũy saponin trong rễ tơ sâm Ngọc Linh chuyển gen qua đó tìm ra hướng nâng cao khả năng tích lũy hàm lượng saponin trong rễ sâm Ngọc Linh phục vụ cho nghiên cứu thu nhận sinh khối sâm Ngọc Linh tiếp theo.

29 Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá tác dụng chống oxy hóa của một số flavonoid từ cỏ sữa lá lớn / Cao Huy Bình, Phạm Bá Hạnh, Nguyễn Ngọc Cầu // Dược học .- 2016 .- Số 478 .- Tr. 48 – 52 .- 615

Phân lập, xác định cấu trúc một số flavonoid từ cỏ sữa lá lớn và đánh giá tác dụng chống oxy hóa của dịch chiết cỏ sữa lá lớn cũng như các hợp chất phân lập được.

30 Đông trùng hạ thảo và tác dụng chống ung thư / Lê Thị Thu Hiền, Trịnh Thị Thanh Huệ // Công nghệ sinh học .- 2015 .- Số 2 (Tập 13) .- Tr. 197 – 205 .- 615

Bài viết tổng quan một số công trình nghiên cứu về đông trùng hạ thảo và tác động của chúng lên tế bào ung thư.