CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đào tạo--Chất lượng

  • Duyệt theo:
1 Mô hình tham chiếu phục vụ chuyển đổi số công tác đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình độ đại học / Ngô Bá Hùng, Đào Phong Lâm, Trần Thị Tố Quyên, Phan Phương Lan // .- 2024 .- Tập 20 - Số 06 .- Tr.8-14 .- 370

Bài viết này trình bày nghiên cứu nhằm khởi tạo một mô hình tham chiếu bao gồm các đối tượng dữ liệu và các thành phần liên quan trong vòng đời đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của một chương trình đào tạo đại học. Bài viết cũng trình bày phần mềm hỗ trợ mô hình tham chiếu và kết quả thí điểm bước đầu việc đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học.

2 Đào tạo chất lượng cao của các trường đại học khối Kinh tế: Nhìn từ góc độ hài lòng của người học và người sử dụng lao động / Lương Thu Hà // .- 2024 .- Tập 20 - Số 04 .- Tr. 9-18 .- 370

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hài lòng của hai đối tượng là sinh viên và người sử dụng lao động đối với chương trình chất lượng cao thuộc khối ngành Kinh tế.

3 Phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 / Hoàng Thị Thoa // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 24-31 .- 370

Bài báo đi sâu vào việc phát triển đội ngũ giảng viên trong ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tại các trường cao đẳng, nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa quản lý và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành giáo dục và đào tạo. Cách tiếp cận phát triển đội ngũ giảng viên được minh họa qua sơ đồ quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle, đề xuất một hệ thống nội dung toàn diện cho việc phát triển, đào tạo, và quản lý đội ngũ giảng viên.

4 Đào tạo tiến sĩ hậu Covid không được chú trọng / Tessa DeLaquil, Lizhou Wang // .- 2021 .- Số 106 .- Tr. 7-10 .- 370

Đào tạo tiến sĩ hiện không còn được chú trọng thể hiện qua việc hạn chế hỗ trợ cho các chương trình tiến sĩ và cho nghiên cứu sinh do thiếu nguồn lực vì Covid-19. Việc này có thể đổi hướng dòng chảy nhân tài toàn cầu trong thời gian trước mắt và nhiều khả năng cả về lâu dài.

5 Đào tạo tiến sĩ : viễn cảnh toàn cầu / Victor Rudakov, Maria Yudkevich // .- 2021 .- Số 105 .- Tr. 29-32 .- 370

Không có mô hình đào tạo tiến sĩ nào được coi là tiêu chuẩn. Bức tranh đào tạo tiến sĩ trên toàn thế giới khá đa dạng và tính linh hoạt cũng như số lượng những biến thể ngày càng tăng thêm. Tuy nhiên đào tạo tiến sĩ đã trở thành một thị trường toàn cầu thu hút các luồng sinh viên quốc tế, giảng viên và sinh viên tốt nghiệp khiến hình thành nhu cầu thống nhất các tiêu chí và chuẩn mực.

6 Dự án đào tạo sở hữu trí tuệ ngành văn hóa – du lịch và định hướng xây dựng chương trình tổ chức giảng dạy văn hóa sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục Đại học / Từ Mạnh Lương // .- 2021 .- Số 3 (27) .- Tr. 95-104 .- 346.597

Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập vấn đề sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng là chìa khóa hội nhập với thế giới. Trong lĩnh vực văn hóa và du lịch nước ta hiện nay các tổ chức cá nhân vẫn chưa nhận thức chính xác, đầy đủ về sở hữu trí tuệ cũng như vấn đề liên quan. Đặc biệt trong công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sở hữu trí tuệ như các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ… trong ngành văn hóa và du lịch ở Việt Nam còn bỏ ngỏ nhiều bất cập và hạn chế. Bài viết góp phần định hướng, tổ chức, giảng dạy, tập huấn về vấn đề sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa và du lịch ở Việt Nam hiện nay.

7 Bước đầu đánh giá mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng tại khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh / Lê Thị Hồng Quyên // .- 2021 .- Số 3 (27) .- Tr. 105-111 .- 378

Trên cơ sở khái quát thực tiễn việc xây dựng, cải tiến chương trình cũng như quá trình tổ chức đào tạo tại khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết bước đầu đánh giá thực trạng của mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của mô hình đào tạo này tại khoa Văn hóa học, góp phần cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa cho các tỉnh phía nam và của cả nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

8 Đại học Đà Nẵng với sứ mệnh đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành mũi nhọn, vì sự phát triển của thành phố Đà Nẵng / Nguyễn Ngọc Vũ // .- 2021 .- Số 142 .- Tr. 14-18 .- 658.3

Nguồn nhân lực được đào tạo từ Đại học Đà Nẵng và các trường Đại học, Cao đẳng khác cung cấp cho thị trường lao động Đà Nẵng dồi dào, có kiến thức kỹ năng cơ bản và bước đầu đáp ứng được nhu cầu của các dư án. Đại học Đà Nẵng với sứ mệnh đào tạo nhân lực chất lượng cho các ngành mũi nhọn, Định hướng chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng đổi mới phướng pháp và chương trình đào tạo. Định hướng phát triển của Đại học Đà Nẵng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

9 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo về kiến thức thực tế cho kỹ sư cầu đường sân bay ở Học viện Kỹ thuật quân sự / Phạm Đức Phong // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 39-44 .- 624

Trình bày cơ sở lý luận, đi sâu vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng về đào tạo về kiến thức thực tế cho kỹ sư cầu đường sân bay. Thông qua các phân tích, nghiên cứu đã làm rõ nội dung cần phải đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng chuyên sâu phù hợp với chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Nâng cao năng lực thực hành cho kỹ sư cầu đường sân bay thông qua điều chỉnh chương trình đào tạo, tăng nội dung thí nghiệm, thực hành, thực tập, thực hiện đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp…

10 Đào tạo chất lượng cao tại Trường Đại học Luật Hà Nội thực trạng và giải pháp / Lê Đình Nghị // Luật học .- 2018 .- Số 4 (215) .- Tr. 84-90 .- 340

Chỉ ra thực trạng những hạn chế, tồn tại: từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trong triển khai thực hiện Chương trình đào tạo chất lượng cao thời gian tới.