CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng xanh

  • Duyệt theo:
21 Thu hút vốn FDI xanh và hàm ý đối với Việt Nam / Đinh Thị Thu Hương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 237 .- Tr. 12-14 .- 330

Việt Nam cũng đang theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, do đó, việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thân thiện với môi trường, hướng đến đầu tư xnh là yêu cầu bắt buộc. Bài viết trao đổi tổng quát về FDI xanh, kinh nghiệm thu hút FDI xanh tại một số quốc gia và hàm ý đối với Việt Nam.

22 Tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp và vấn đề đặt ra / Nguyễn Thị Thanh Tâm // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 13-15 .- 330

Trong những năm qua mô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở quy mô không bền vững đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, từ đó kéo theo những vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Bài viết khái quát về tăng trưởng xanh, nông nghiệp xanh, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

23 Tài chính xanh và vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam / Phan Thị Hoàng Yến, Trần Hải Yến, Vũ Ngọc Bảo Minh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 1 .- Số 5 (614) .- Tr.16-23 .- 332.024

Tài chính xanh được coi là sự hỗ trợ tài chính cho tăng trưởng xanh. Tăng cường tài chính xanh trong nông nghiệp, công trình xanh và các dự án xanh khác nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh tế đất nước. Bài nghiên cứu làm rõ tác động từ vấn đề biến đổi khí hậu đến nền kinh tế và đưa ra một số gợi ý nhằm phát triển hiệu quả tài chính xanh tại Việt Nam.

24 Chính sách và tầm nhìn chiến lược về phát triển tài chính xanh / Lê Thị Thùy Vân // Tài chính .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr.18-22 .- 332

Tài chính xanh là một trong những nội dung quan trọng và là công cụ để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Tài chính xanh cũng là một lựa chọn tất yếu trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng theo hưởng phát triển kinh tế xanh và tăng trưởng xanh, nhằm phát triển kinh tế xã hội theo chiến lược phát triển kinh tế.

25 Đầu tư tư nhân thực hiện cam kết COP26 ở Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Đức Trung // Môi trường .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 39-41 .- 658

Phân tích thách thức và cơ hội cho khu vực tư nhân Việt Nam đầu tư vào các giải pháp xanh trong các lĩnh vực nhằm đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26. Từ đó, chỉ ra các rào cản cho khu vực tư nhân và khuyến nghị các giải pháp giúp các cơ quan Chính phủ, các tổ chức có liên quan cũng như các nhà hoạch định chính sách có các biện pháp kịp thời để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, tăng cường thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân cho tăng trưởng xanh.

26 Vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam / Lý Đại Hùng // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 8(531) .- Tr. 3-16 .- 332.6

Bài viết đánh giá vai trò cúa vốn đầu tư, gồm cả nội địa và quốc tế, đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh. Mô hình quy hồi dữ liệu mảng của 51 nền kinh tế trong giai đoạn 1991-2013 được kết hợp với phân tích nền kinh tế điển hình để đúc rút ra một số hàm ý đối với Việt Nam. Bằng chứng thực nghiệm ghi nhận rằng, vốn đầu tư nội địa đang đóng vai trò quan trọng hơn một cách tương đối so với vốn đầu tư quốc tế, trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng xanh. Từ đó các kết quả này hàm ý rằng, ưu tiên chính sách sắp tới đối với Việt Nam có thể tập trung khai thác các nguồn lực vốn tài chính nội bộ nền kinh tế hơn là chú trọng vốn đầu tư quốc tế.

27 Huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí tại Việt Nam / Đinh Ngọc Linh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 780 .- Tr.15-19 .- 332

Ở Việt Nam, Chính phủ nhận thức rõ những thách thức phải đối mặt về biến đổi khí hậu ngày càng tăng và đã ứng phó mạnh mẽ thông qua các chính sách, chương trình hành động, chiến lược quốc gia về biến đổi khíhậu, tăng trưởng xanh. Nguồn lực tài chính ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu khá đa dạng, bao gồm ngân sách trung ương, chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, nguồn viện trợ ODA, viện trợ quốc tế, đầu tư của khu vực tư nhân... Tuy đã có những chính sách, kế hoạch và chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu và đã tập trung nguồn lực để thực hiện nhưng hiện nay nguồn lực tài chính mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, trong khi chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam được dự báo sẽ vượt quá 3-5% GDP vào năm 2030. Do đó, vấn đề đặt ra là cần đa dạng hóa các nguồn lực tài chính, tập trung huy động và đầu tư có hiệu quả các nguồn lực hiện có.

28 Chính sách tín dụng góp phần thực hiện tăng trưởng xanh / Phạm Thị Thanh Tùng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 780 .- Tr. 20-24 .- 332.04

Nguồn vốn tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các dự án xanh, doanh nghiệp xanh. Trong thời gian qua, mặc dù quy mô dư nợ tín dụng xanh đ. được cải thiện đáng kể, song tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dư nợ tín dụng ngân hàng c.n tương đối thấp, chỉ ở mức dưới 4,5%. Thực tiễn này đòi hỏi cần có những chính sách khơi thông vốn tín dụng xanh nhằm hỗ trợ tích cực hơn nữa các dự án xanh, dự án phát triển kinh tế bền vững, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và gia tăng khả năng chống đỡ của nền kinh tế trước các nguy cơ biến đổi khí hậu.

29 Thực hiện tăng trưởng xanh trong các doanh nghiệp du lịch / Vũ Hoài Phương, Nguyễn Thị Vinh Hương, Nguyễn Xuân Thắng // Môi trường .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 17-19 .- 330

Trình bày về xu hướng, định hướng và các khuyến nghị để thực hiện tăng trưởng xanh trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

30 Kinh nghiệm thúc đẩy tăng trưởng xanh của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Thị Quyên // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 6(115) .- Tr. 46-52 .- 337

Nghiên cứu kinh nghiệm thúc đẩy tăng trưởng xanh của các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.