CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phụ nữ Việt Nam
1 Chương trình nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh : lý luận và thực tiễn / Đặng Cẩm Tú // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 139 - 154 .- 327
Trong những năm gần đây, phụ nữ, hòa bình và an ninh đã trở thành một chương trình nghị sự toàn cầu, được chú trọng thúc đẩy, triển khai rộng khắp ở mọi cấp độ. Đây cũng là một trong những lĩnh vực Việt Nam có thể phát huy để thể hiện vai trò thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đồng thời phục vụ các mục tiêu phát triển trong nước. Bài viết nhằm làm rõ chương trình nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh từ góc độ lý luận và thực tiễn, qua đó gợi mở một số suy nghĩ về sự tham gia của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách của Nhà nước về phụ nữ trong phát triển bền vững, hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương thời gian tới.
2 Một số giải pháp thúc đẩy ý định khởi nghiệp của phụ nữ dựa trên mô hình nhận thức thái độ / Nguyễn Thị Bích Duyên, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Nguyệt // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 74-77 .- 658
Nghiên cứu áp dụng mô hình nhận thức thái độ dựa trên bốn yếu tố nhận thức về sự tự trọng, sáng tạo, thành tích và kiểm soát bản thân để khám phá mối quan hệ giữa chúng và ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ước lượng mức độ tác động của các yếu tố nhận thức về sự tự trọng, sáng tạo, thành tích và kiểm soát bản thân đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Nghiên cứu định lượng dựa trên 396 bảng khảo sát hợp lệ để phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát cho thấy các biến đề cập bao gồm sự tự trọng, sáng tạo, thành tích và kiểm soát bản thân đều có ảnh hưởng về mặt thống kê đối với ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Biến thành tích và sáng tạo đóng vai trò quan trọng vì có mức tác động lớn đối với ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Dựa trên kết quả phân tích, một số giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của phụ nữ được đề xuất.
3 Những công thức kiến tạo diễn ngôn về người phụ nữ Hồng nhan trong tiểu thuyết Cô ba trà (Nguyễn Ý Bửu) và Cô Tư Hồng (Đào Trinh Nhất) / Vũ Thị Thu Trang // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 3(613) .- Tr. 48-58 .- 800.01
Tìm hiểu các công thức kiến tạo diễn ngôn này sẽ không chỉ giúp chúng ta thấy các motif về người phụ nữ hồng nhan được bảo lưu như thế nào trong các văn bản tiểu thuyết, mà ở chiều sâu nghiên cứu cũng sẽ khơi mở lên những nhận định về tính hiện đại của hai tiểu thuyết đầu thế kỷ XX viết về phụ nữ.
4 Tăng cường hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển kinh doanh / Nguyễn Thị Thanh Tâm // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 104-108 .- 658
Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, hòa nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên kế toán công ở Việt Nam vẫn còn một khoảng cách với chuẩn mực kế toán công quốc tế, nhất là bước cuối cùng trong quy trình hoạch toán kế toán là báo cáo tài chính. Bài viết phân tích sự cần thiết áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, từ đó đề ra một số định hướng vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế về báo cáo tài chính tại Việt Nam.
5 Tiếp tục phát huy vai trò phụ nữ để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh / Nguyễn Văn Lưu // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 62-65 .- 910
Có thể khẳng định vai trò phụ nữ Việt Nam trong phát triển du lịch những năm qua, nhất là trong biến đổi khí hậu, rủi ro, thiên tai, dịch bệnh là rất to lớn. Bài viết tiếp tục bàn về việc phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đồng thời thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực du lịch thời gian tới.
6 Nâng cao vai trò của hội phụ nữ ở các địa phương trong bảo vệ môi trường nông thôn / Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Hòa // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 1 (36) .- Tr. 12 - 20 .- 910.133 05
Trong những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ ở những vùng nông thôn đã thực hiện nhiều hoạt động về bảo vệ môi trường. Vai trò của Hội phụ nữ trong bảo vệ môi trường nông thôn thể hiện qua các hoạt động như phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát và hoạt động giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường của các cấp Hội còn tồn tại những hạn chế nhất định. Trên cớ sở nghiên cứu tổng quan nguồn dữ liệu và khảo sát thực tế ở một số địa phương, bài viết khái quát đánh giá về vai trò, hiện trạng hoạt động, đồng thời gợi mở một số giải pháp phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn hiện nay.
7 Phạm Quỳnh với vấn đề phụ nữ ở Việt Nam những năm 1920 / Đoàn Ánh Dương // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 6(604) .- Tr. 87-99 .- 800
Tìm hiểu quan niệm và cách thức mà Phạm Quỳnh tiếp cận vấn đề phụ nữ trong các thực hành văn hóa của ông. Trên cơ sở đó, đặt các thực hành văn hóa ấy trong tình thế thuộc địa. Thảo luận vai trò và vị trí của vấn đề phụ nữ trong dự án dân tộc chủ nghĩa của Phạm Quỳnh cũng như trong hình dung của ông về ảnh tượng một nước Việt Nam mới cần được kiến tạo.
8 Phụ nữ và chủ nghĩa dân tộc: Báo chí, các nhà dân tộc chủ nghĩa và vấn đề phụ nữ ở Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX / Đoàn Ánh Dương // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 2(576) .- Tr. 70-89 .- 800
Tìm hiểu cách thức tiếp cận vấn đề phụ nữ - một số vấn đề thực sự mới mẻ - của giới tinh hoa Việt Nam trong những hình dung của họ về một mô hình nhà nước Việt Nam mới vào khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ XX.
9 Hình ảnh phụ nữ trong ca dao người Việt từ góc nhìn nữ quyền luận / Phạm Văn Hoá // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 75 – 82 .- 398.209 9
Bài viết này chỉ ra quá trình tìm đến quyền “làm người” của phụ nữ nông thôn Việt Nam ngày trước, cũng như cách họ “làm người” như thế nào trước tình cảnh của xã hội nam quyền.
10 Bất hạnh là một tài sản – Cách tiếp cận mới về vấn đề phụ nữ của Phan Việt / Trịnh Đặng Nguyên Hương // .- 2018 .- Số 12 (562) .- Tr. 75- 84 .- 895.13
Thông qua bộ sách tác giả đã xây dựng công phu hình tượng một phụ nữ trí thức hiện đại trong hành trình đi tìm bản thể, đi tìm hạnh phúc với tư thế chủ động và tư duy phản biện sắc sảo, khao khát đóng góp cho xã hội một hình tượng người nữ rất mới mẻ trong văn học Việt Nam.