CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Di sản văn hóa--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa hiện nay / Nguyễn Thị Thanh Mai // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- Tr. 67-69 .- 910

Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc do lịch sử để lại, bao gồm các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa là tài sản, là của cải quí báu kết tinh sự sáng tạo lâu dài của dân tộc. Đồng thời di sản văn hóa là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo các giá trị văn hóa mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới.

2 Phát triển đô thị với động lực từ thế mạnh di sản tại phân khu Hưng Đạo thành phố Cao Bằng / Nguyễn Văn Thành // Kiến trúc Việt Nam .- 2022 .- Số 242 .- Tr. 80-83 .- 720

Nghiên cứu, khai thác tiềm năng di sản văn hóa tại phân khu Hưng Đạo và khu vực lân cận nhằm tích hợp những giá trị văn hóa, di sản trong phát triển đô thị của phân khu và của thành phố Cao Bằng.

3 Phát huy giá trị Hoàng Thành Thăng Long nhằm phát triển du lịch di sản bền vững / Nguyễn Thị Xuyến // .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 41-43 .- 910

Hoàng Thành Thăng Long là trung tâm chính trị quan trọng bậc nhất trong hệ thống các kinh đô của Việt Nam, nơi hội tụ các giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử. Hoàng Thành Thăng Long là điểm đến quan trọng của thủ đô. Cần thực hiện bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị để di sản này là của ngày hôm nay và cho cả mai sau.

4 Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa và những vấn đề đặt ra / Đinh Công Tuấn, Ngô Ngọc Diễm // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 8 .- Tr.22-26 .- 344.597

Di sản văn hóa từ lâu đã là một niềm tự hào của mỗi quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Bởi nó không đơn thuần là nét đẹp văn hóa mà còn được xem như yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển bền vững của một đất nước. Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa luôn được quan tâm, tạo điểm nhấn và hiệu ứng tích cực trong đời sống xã hội, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn di sản văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của nhân dân. Dù vậy, cần phải tiếp tục nâng cao, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn các giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong việc gìn giữ, bảo vệ các giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

5 Thành phố Hội An giáo dục di sản văn hóa ở địa phương trong học đường / Nguyễn Thị Triều // .- 2022 .- Số 03(52) .- Tr. 116-122 .- 306

Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở các trường phổ thông là chủ trương lớn của Đảng ta cách đây gần 10 năm nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời góp phần thực hiện công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đất nước.

6 Đồng Nai phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ cho du lịch / Kim Oanh // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 50-51 .- 910

Với kho tàng di sản văn hóa độc đáo, những di tích lịch sử - cách mạng giá trị gắn với hệ sinh thái dặc sắc, Đồng Nai có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch hiện nay, ngành du lịch Đồng Nai đang thực hiện nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong hoạt động du lịch.

7 Khách sạn Thắng Lợi – di sản kiến trúc cần được bảo tồn mang giá trị đặc biệt về cảnh quan đô thị và lịch sử trong hạ tầng cảnh quan Hồ Tây / Lê Mỹ Quốc // .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 132-138 .- 720

Bài viết góp phần khắc họa sự ảnh hưởng của giá trị cảnh quan và lịch sử của trào lưu kiến trúc trong bối cảnh đô thị Hà Nội tương quan đô thị Havana (CuBa). Tác giả lựa chọn công trình tiêu biểu trong nhóm quần thể kiến trúc là công trình Khách sạn Thắng Lợi. Bên cạnh đó sẽ xây dựng hệ thống giá trị mang tính lịch sử - kiến trúc – đô thị - cảnh quan của công trình với việc sử dụng hai phương pháp đánh giá di sản kiến trúc nhằm đánh giá khách quan các công trình đã chọn.

8 Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay / Trần Thị Kim Ninh // Khoa học chính trị (Điện tử) .- 2018 .- Số 01 .- Tr. 79-82 .- 910

Bảo tồn và phát huy các giá trị di săn văn hóa gắn với phát triển du lịch ở TP Hồ Chí Minh không chỉ mang lại giá trị văn hóa tinh thần, mà còn góp phần phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, người dân còn được hưởng lợi nhiều hơn từ việc tham gia vào các dịch vụ du lịch, ngành, nghề thủ công truyền thống. Vì vậy, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch là vấn đề cần được các cấp, các ngành của TP Hồ Chí Minh quan tâm lãnh đạo và triển khai thực hiện.

9 Tìm hiểu về nghệ thuật Gốm Champa / Văn Món // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 39 – 45 .- 400

Tìm hiểu về đặc trưng nghệ thuật gốm Champa và sự phổ biến tại một số quốc gia châu Á, thông qua “nghệ thuật gốm Chăm” sẽ phần nào tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm.

10 Ứng dụng mô hình FTS phân tích thực trạng du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam / Lê Thị Thanh Huyền // .- 2016 .- Số 12 .- Tr. 54-60 .- 910

Dựa trên hệ thống chức năng du lịch (FTS) của C. A. Gum (1988) gồm 5 thành tố là cộng đồng, hệ thống giao thông, các điểm du lịch, dịch vụ du lịch, trồng thông và quảng bá, bài viết dưới đây cho thấy tiềm năng du lịch di sản văn hóa của Việt Nam là rất lớn. Việt Nam có những yếu tố rất thuận lợi như nhu cầu du lịch văn hóa của cộng đồng lớn, nhiều di sản văn hóa đặc sắc, hay hệ thống giao thông khá thuận lợi. tuy nhiên, việt Nam còn những hạn chế như dịch vụ du lịch còn nghèo, chưa chuyên nghiệp, hay khâu xúc tiến, quảng bá cho du lịch di sản văn hóa còn nhiều hạn chế. Đây là hai yếu tố mà các nhà làm du lịch ở Việt Nam sẽ phải quan tâm hơn trong định hướng phát triển du lịch di sản văn hóa của đất nước này.