CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Sức khỏe môi trường
1 Căng thẳng nghề nghiệp của người lao động tại Công ty Cổ phần gạch men Ý Mỹ năm 2020 / Dương Văn Quân, Lê Thị Thanh Xuân // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 410-416 .- 610
Trình bày căng thẳng nghề nghiệp (stress) của người lao động tại Công ty Cổ phần gạch men Ý Mỹ năm 2020. Căng thẳng nghề nghiệp được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêu cầu lao động và khả năng lao động. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả của căng thẳng nghề nghiệp kéo dài liên tục làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tâm thần của cá thể, đồng thời cũng ảnh hưởng đến thể chất của người lao động. Tuy đã có nhiều cải tiến trong quy trình sản xuất, với các công nghệ mới, ứng dụng dây chuyền tự động hóa để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhưng ngành gạch men vẫn được coi là một ngành công nghiệp nặng với nhiều khâu sản xuất nguy hiểm, nặng nhọc. Chế độ ca kíp, cường độ lao động liêm tục và làm việc trong thời gian dài nhất là lao động thời vụ. Các yếu tố này ảnh hưởng tiêu cực tới người lao động gây ra căng thẳng nghề nghiệp, làm giảm năng suất lao động.
2 Thực trạng sức khỏe, bệnh tật và một số yếu tố liên quan của người lao động sản xuất Supe Phốt Phát / Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Ngọc Anh // .- 2018 .- Số 110(1) .- Tr. 164-170 .- 610
Ngành công nghiệp hóa chất là một trong những ngành có nhiều yếu tố nguy cơ gây tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan nghề nghiệp,do vậy cần có sự quan tâm đầy đủ, đúng mức đến sức khỏe người lao động của ngành công nghiệp hóa chất. Nghiên cứu nhằm xác định thực trạng sức khỏe, bệnh tật và một số yếu tố liên quan của người lao động sản xuất supe phốt phát. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 468 người lao động sản xuất Supe Phốt phát năm 2017. Nghiên cứu đã cho thấy đa số người lao động sản xuất supe phốt phát có sức khỏe loại II, III (34,6% và 60,7%), sức khỏe loại IV chiếm tỷ lệ rất nhỏ (2,8%), không có sức khỏe loại V. Các bệnh thường gặp ở người lao động sản xuất supe phốt phát năm 2017 là: bệnh mũi họng (68,7%), bệnh răng miệng (53,9%), bệnh tiêu hóa (42,7%), bệnh xương khớp (22,9%). Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của người lao động là tuổi nghề, tuổi đời và giới tính của người lao động (p < 0,05).