CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hoa Kỳ

  • Duyệt theo:
1 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản vào Hoa Kỳ trong bối cảnh mới / Nguyễn Thị Bích Ngọc // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 167-169 .- 658

Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của nông sản Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 của Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng trung bình 20%/năm, trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thể mạnh như nông sản. Với việc quan hệ hợp tác được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện kể từ năm 2023, quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư được coi sẽ đóng vai trò nền tảng cốt lõi và động lực quan trọng của quan hệ song phương giữa hai nước, từ đó mở ra nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Bài viết trao đổi về tình hình xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này trong bối cảnh quan hệ 2 nước bước sang giai đoạn mới.

2 Chính phủ điện tử ở Hoa Kỳ / Phạm Ngọc Lam Giang // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 4(289) .- Tr. 60-68 .- 352. 302 85

Trên cơ sở khái quát quá trình phát triển Chính phủ điện tử ở Hoa Kỳ và phân tích các chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, bài viết đưa ra một số nhận xét cho việc phát triển Chính phủ điện tử hiện nay.

3 Đến để ở lại: Vị trí của Hoa Kỳ trong cuộc đua quốc tế tìm kiếm tài năng STEM / Jack Corrigan, Remco Zwetsloot // .- 2022 .- Số 109 .- Tr. 28-31 .- 378

Hoa kỳ là điểm đến hàng đầu thu hút sinh viên quốc tế theo học bậc tiến sĩ trong các lĩnh vực STEM. Trái ngược với một số tuyên bố đại đa số những sinh viên này chọn Hoa Kỳ. Khả năng thu hút giữ chân nhân tài hàng đầu này mang lại cho Hoa Kỳ một lợi thế đáng kể.

4 Chủ nghĩa biệt lập ở Hoa Kỳ và triển vọng / Bùi Gia Kỳ // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 1(286) .- Tr. 46-56 .- 327

Phân tích quá trình phát triển chủ nghĩa biệt lập ở Hoa Kỳ và chứng minh chủ nghĩa biệt lập Hoa Kỳ như một bản sắc văn hóa quốc gia, bài viết đã đưa ra những dự báo về chủ nghĩa biệt lập của Hoa Kỳ trong tương lai.

5 Một số nhân tố tác động đến chính sách của Hoa Kỳ đối với Triều Tiên dưới thời tổng thống Biden / Lộc Thị Thủy // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- Số 10(283) .- Tr. 3-9 .- 327

Phân tích và tập trung làm rõ bối cảnh khu vực Đông Bắc Á, tình hình nội tại của Hoa Kỳ, Triều Tiên và đưa ra một số đánh giá về chính sách của Hoa Kỳ đối với Triều Tiên của chính quyền Biden.

6 Thách thức trong thế giới biến đổi : các phân hiệu Đại học từ Hoa Kỳ / Daniel C.Kent // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 17-20 .- 378

Số lượng các phân hiệu quốc tế của Đại học Hoa Kỳ tăng nhanh trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây. Nhiều cơ sở đã thành công nhưng cũng không ít cơ sở đã thất bại. Mặc dù với nhiều nhà quản trị tổ chức, các phân hiệu này có vẻ hứa hẹn nhưng các nhà quản trị nên biết rằng họ có thể gặp vô số thách thức trong quá trình thành lập và tiếp tục những dự án mạo hiểm, đặc biệt trong bối cảnh chuyển dịch toàn cầu hiện nay.

7 Chưa phải là niết bàn : hệ quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ đối với giáo dục Đại học Quốc tế / Philip G. Altbach và Hans De Wit // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2021 .- Số 105 .- Tr. 50- .- 378

Việc Donal Trump rời Nhà Trắng sẽ mang lại một số thay đổi tích cực và tức thì đối với bức tranh giáo dục Đại học của Hoa Kỳ và Quốc tế. Nhưng chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc mà Trump đại diện vẫn là một phần của thực tế ở Hoa Kỳ và ở nhiều quốc gia khác. Điều tốt nhất có thể nói được la giáo dục Đại học Quốc tế dướu thời Biden sẽ bớt thảm hại hơn dưới thời Trump và chỉ riêng điều này cũng đáng vui mừng.

8 Mô hình tự chủ giáo dục Đại học của Hoa Kỳ và một số kinh nghiêm đối với tự chủ Đại học ở Việt Nam / Cao Thị Phương Thúy // .- 2021 .- Kì 1 .- Tr. 63-65 .- 378.1

Tự chủ Đại học là điều kiện, tiền đề cần thiết để thực hiện các phương pháp quản trị Đại học nhằm cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo. Góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín, vị thế. Nhằm thực hiện tính khách quan công bằng hiệu quả.

9 Nền tảng hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ / Hoàng Cẩm Thanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 2(99) .- Tr. 42-49 .- 327

Phân tích nền tảng cho việc hợp tác song phương quốc phòng kể từ những năm đầu tiên của giai đoạn bình thường hóa đến năm 2000.

10 Quan hệ Trung – Mỹ trong tháng đầu tiên tổng thống Joe Biden cầm quyền / Trường Lưu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 2(234) .- Tr. 29-38 .- 327

Trong tháng đầu tiên tân Tổng thống Mỹ Joe Biden lên cầm quyền (20/1/2021-20/2/2021) quan hệ Trung – Mỹ đã có những động thái quan trọng thể hiện trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh quân sự, kinh tế - thương mại. Đó là những tín hiệu cho phép chúng ta dự báo xu thế quan hệ Trung – Mỹ trong thời gian tới đây.