CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bảo vệ môi trường
61 Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên / TS. Dương Thanh An, TS. Trần Thị Kim Tĩnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 11 (385) .- Tr. 64-65 .- 363
Nhằm giải quyết, ngăn chặn nguy cơ mất cân bằng, vượt ngưỡng chịu đựng của các hệ sinh thái, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn đã quy định nội dung về đối tượng di sản thiên nhiên, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên để thể hiện bao quá, đầy đủ bức tranh chung về môi trường, kết nối các thành phần môi trường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên toàn quốc.
62 Tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả cho vay ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường / Phạm Thị Tuyết, Lê Hải Lâm, Trần Thanh Nam // .- 2022 .- Số 777 .- Tr. 89-94 .- 332.1
Bằng phương pháp phân tích tổng hợp, bài viết nghiên cứu phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá của một số tổ chức quốc tế và các quốc gia đang sử dụng hiện nay cho các dự án hỗ trợ bảo vệ môi trường, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam.
63 Chính sách quản lý thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam và một số đề xuất / Nguyễn Thị Quỳnh Giao // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 777 .- Tr. 26-28 .- 658
Trình bày thuế bảo vệ môi trường, vai trò của thuế môi trường; Chính sách thuế môi trường tại Việt Nam hiện nay; Một số đề xuất và kiến nghị.
64 Thực thi cam kết bảo vệ môi trường trong Hiệp định CPTPP và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam / Trần Linh Huân // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 7(146) .- Tr.72-81 .- 344.597 046
Ngày 12/11/2018 Quốc Hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương và trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp định. Xuất phát từ thực tế, bài viết tập trung(i) phân tích, làm rõ một số nội dung cam kết môi trường trong Hiệp định CPTPP, (ii) chỉ ra một số thách thức của Việt Nam trong việc tuân thủ thực thi các cam kết môi trường trong Hiệp định CPTPP, (iii) từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
65 Áp dụng các công cụ hỗ trợ phân tích đánh đổi trong xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường / ThS. Tô Ngọc Vũ, TS. Lại Văn Mạnh, ThS. Đinh Thu Trang // Môi trường .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 40-43 .- 710
Lý luận về phương pháp phân tích đánh đổi; Chính sách về quy hoạch môi trường ở Việt Nam; Sự cần thiết áp dụng các công cụ tính toán phân tích đánh đổi trong xây dựng quy hoạch môi trường ở Việt Nam.
66 Giảm phát thải hướng tới phát triển xanh, bền vững / Nguyễn Hoàng Mạnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 9 (383) .- Tr. 44-45 .- 363.7
Biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn đối với toàn thế giới, nguyên nhân chính được chỉ ra là do lượng phát thải khí nhà kính có xu hướng tăng lên trong nhiều năm qua. Là một nước nông nghiệp đang phát triển về công nghiệp, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng phát thải khí nhà kính. Do đó, để ứng phó với biển đổi khí hậu, phát triển bền vững, nhiều giải pháp đã được các địa phương tích cực triển khai.
67 Dự án Breathe London và 5 lợi ích của việc sử dụng thiết bị quan trắc cảm biến để giảm thiểu ô nhiễm không khí / Phương Tâm // .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 52-55 .- 363
Ô nhiễm không khí là một trong những vẫn đề đáng lo ngại nhất trên thế giới hiện nay. Nhiều thành phố trên thế giới đã ứng dụng các phương pháp và công nghệ mới để cung cấp thông tin dữ liệu quan trắc một cách đầy đủ, chính xác, khoa học nhất.
68 Tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Tỉnh / Nguyễn Thế Vinh // .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 20-22 .- 363
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tỉnh đã ban hành triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh. Đặt mục tiêu 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế, vận chuyển xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
69 Diễn biến chất lượng môi trường khu vực miền Nam năm 2021 / Lê Hoài Nam, Đặng Thiên Hưng, Nguyễn Thị Bích Vân // .- 2022 .- Số 3 .- .- 363
Năm 2021 khu vực miền Nam chất lượng không khí xung quanh có sự chênh lệch rõ rệt. Chất lượng nước một số nơi bị ô nhiễm nặng, đặc biệt TpHCM ô nhiễm nặng nhất. Chất lượng nước ven biển tương đối ổn định, chất lượng nước khu vực cửa sông ven biển có xu hướng cải thiện so với năm 2020.
70 Đóng góp tài chính để thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) đối với tái chế các sản phẩm bao bì / Lê Thu Hoa // Môi trường .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 36-40. .- 658
Bài viết đề xuất một số nội dung về xác định đóng góp tài chính thực hiện EPR đối với tái chế sản phẩm, bao bì tại Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Điều 54 quy định trách nhiệm tái chế chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất nhập khẩu các nhóm sản phẩm đóng góp tài chính vào quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.