CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế--Phát triển bền vững
1 Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2021 .- Số 749 .- Tr. 26-28 .- 330
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển hoạt động kinh tế ban đêm nhờ có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có đặc trưng văn hóa độc đáo, ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn theo mỗi vùng miền, có mức độ hội nhập cao nhưng trên thực tế mới chỉ khai thác ở quy mô nhỏ, hoạt động mang tính tự phát riêng lẻ, manh mún... Do đó, trong thời gian tới cần nhận diện những điều kiện thuận lợi và những tồn tại, khó khăn trong phát triển kinh tế ban đêm, từ đó có giải pháp thúc đẩy kinh tế ban đêm phát triển, tạo ra những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước
2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói và giải pháp giảm nghèo bền vững vương lên làm giàu tại vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long / // Ngân hàng .- 2017 .- Số 11 tháng 6 .- Tr. 14-18 .- 330.124
Chương 1. Cơ sở lý luận về nghèo đói và giảm nghèo bền vững; Chương 2. Thực trạng nghèo đói và các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL; Chương 3. Giải pháp cắt giảm nghèo đói bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL.
3 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến vai trò động lực cho phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam / GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn, TS. Vũ Hùng Cường // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 12/2014 .- Tr. 3-14 .- 330
Phân tích một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến vai trò động lực cho phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm: quan điểm, nhận thức về khu vực kinh tế tư nhân trong tăng trưởng kinh tế; quan điểm về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế; thể chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi; năng lực nội sinh của khu vực kinh tế tư nhân.
4 Giải pháp giảm thiểu thiệt hại kinh tế tại làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng / ThS. Trần Văn Thể, PGS. TS. Nguyễn Tuấn Sơn, TS. Nguyễn Nghĩa Biên // Nghiên cứu kinh tế .- 2013 .- Số 11 (426)/2013 .- Tr. 58-63. .- 330
Đánh giá thực trạng về thiệt hại kinh tế, hiện trạng triển khai các chính sách quản lý và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động của các làng nghề góp phần phát triển bền vững làng nghề tại vùng đồng bằng sông Hồng.
5 Phát triển vùng kinh tế trọng điểm – Một giải pháp cho mô hình “Phát triển toàn diện” ở Việt Nam / GS. TS Nguyễn Văn Nam, PGS. TS Ngô Thắng Lợi // Kinh tế & phát triển, Số 154/2010 .- 2010 .- Tr. 9-15 .- 330
Trình bày mô hình "Phát triển toàn diện" ở Việt Nam, phương châm thực hiện có hiệu quả mô hình "phát triển toàn diện" như: "Tăng trưởng kinh tế tập trung – xã hội tiến tới công bằng", phát triển vùng kinh tế trọng điểm. Đánh giá những bất cập trong phát triển kinh tế vùng trọng điểm. Nguyên nhân về cơ chế chính sách của những bất cập trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm, định hướng hoàn thiện.
6 Thực hiện mục tiêu kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bảo đảm an sinh xã hội / PGS. TS. Nguyễn Đắc Hưng // Số 799 (5/ 2009) - Tạp chí Cộng sản .- 2009 .- Lý luận và Chính trị .- tr.49 - 59 .- 332.4
Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đang phải tập trung đối phó với vấn đề khó khăn nhất trong hàng chục năm qua, đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế ở mức đáng lo ngại, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cao, sức mua của người tiêu dùng giảm thấp, ...Tuy nhiên cách thức đối phó khác nhau, song các nước đều tập trung vào chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, kích cầu tiêu dùng và kích cầu đầu tư. Trước những vấn đề đó Việt Nam cũng đã có những chính sách cụ thể.
7 Phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội do Đại hội X đề ra / Xuân Nguyễn // Số 4/ 2009 - Lý luận Chính trị .- 2009 .- Học viện chính trị - hành chính QG HCM .- 13 - 23 .- 330.15
Đại hội X của Đảng (tháng 4 -2006) đã vạch ra các nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mơi, sớm đưa đát nước ta khỏi tình trạng kém phát triển. Và đã đạt được những thành tựu: Kinh tế cơ bản ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao; Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển; Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục đươc hoàn thiện...