CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thương mại Việt Nam
1 Thương mại Việt Nam : thực trạng và định hướng phát triển đến năm 2025 / Nguyễn Văn Lành // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 594 .- Tr. 13-15 .- 330
Bài viết đề cập đến: Thương mại Việt Nam trong 30 năm đổi mới; Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ; Định hướng phát triển thương mại Việt Nam đến năm 2025
2 Trao đổi Thương mại Việt Nam – Đài Loan sau khi Việt Nam gia nhập WTO / Mai Thanh Tú // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 3(235) .- Tr. 63-75 .- 327
Phân tích và so sánh quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Đài Loan trong thời gian tới.
3 Thương mại biên giới của Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra / Nguyễn Anh Thu, Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Vũ Hà, Bùi Bá Nghiêm // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 4(Tập 62) .- Tr.1-5 .- 327
Nêu hoạt động thương mại giữa Việt Nam với ba nước láng giềng có chung đường biên giới nhìn chung có sự gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là quan hệ thương mại Việt – Trung. Tuy nhiên, Chính phủ và các địa phương cần có các giải pháp cho các vấn đề lớn đặt ra, như vấn đề về cơ sở hạ tầng, các khó khăn trong phát triển cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương cũng như sự thống nhất, hài hòa về chính sách với quốc gia láng giềng.
4 Vị thế thương mại của Đàng Trong (Việt Nam) trong hành trình tìm đến châu Á và Bồ Đào Nha (thế kỷ XVI – XVII) / Hoàng Thị Anh Đào, Trần Xuân Hiệp // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 11 (84) .- Tr. 81 - 86 .- 327
Tái dựng lại bức tranh giao thương của Bồ Đào Nha với Đàng Trong thế kỷ XVI – XVII, từ đó rút ra những nhận định khách quan, khoa học về vị thế của Đàng Trong (Việt Nam) trong hành trình sang châu Á của quốc gia tiên phong hàng hải này.
5 Vai trò của hệ thống thuế nhằm đảm bảo thương mại công bằng ở Việt Nam trong khuôn khổ CPTPP / Vũ Phương Đông // Luật học .- 2018 .- Số 11 (210) .- Tr. 15-22 .- 340
Làm rõ vai trò của pháp luật thuế đối với quá trình tham gia cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong khuôn khổ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương nhằm đảm bảo công bằng trong chính sách tài chính giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; khuyến khích và thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao; đảm bảo công bằng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội.