CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quản trị rủi ro--Tín dụng
1 Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam / Nguyễn Thị Khánh Chi, Nguyễn Hương Thảo // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 232 .- Tr. 29-32 .- 332.12
Bài viết đánh giá về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; từ đó đề xuất và kiến nghị.
2 Trao đổi về quản trị rủi ro thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại / Vũ Thị Phương Anh // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 6(225) .- Tr. 108-111,126 .- 658
Bài viết sẽ tập trung vào các nội dung nhận diện về RRTTD, quản trị RRTTD và sự cần thiết phải quản trị RRTTD, ý nghĩa và các nội dung của RRTTD, nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan ảnh hưởng tới quản trị quản trị rủi ro thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại.
3 Quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam / Lê Thanh Huyền, Cù Thị Lan Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 47-48 .- 332.12
Quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng và góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Bài viết phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó rút ra hàm ý cho hệ thống ngân hàng thương mại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
4 Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam / Nguyễn Thị Mỹ Yên, Nguyễn Thị Thanh Bình // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 67-70 .- 332.12
Quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng và góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Bài viết phân tích trực trạng quản trị RRTD tại ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD tại ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.
5 Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam / Đặng Vũ Khánh Vân, Đinh Thị Mỹ Hạnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 46-49 .- 332.12
Công tác quản trị rủi ro tín dụng của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam hiện nay được đánh giá khá hiệu quả, nhờ có cơ cấu tổ chức, chính sách quản trị rủi ro tín dụng phù hợp, quá trình nhận diện, đánh giá rủi ro tốt và các biện pháp xử lý linh hoạt. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc quản trị rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Bài viết này đánh giá, phân tích thực trạng quản trị rủi ro một số tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong tổ chức tài chính vi mô.
6 Quản trị rủi ro tín dụng và tính ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Quốc Anh, Tăng Mỹ Sang // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 28-35 .- 658
Quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) là một trong những biện pháp giúp các ngân hàng không bị mất nguồn vốn. Nếu công tác này được thực hiện tốt, không những giúp các ngân hàng đạt hiệu quả cao trong kinh doanh mà còn giúp hệ thống ngân hàng hoạt động bền vững. Thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp thu được từ các ngân hàng thương mại (NHTM) VN trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2019, bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM và GMM để xử lý dữ liệu bảng. Kết quả thu được cho thấy dự phòng RRTD, dự phòng RRTD và tính ổn định của kỳ trước có tác động cùng chiều đến ổn định NH trong đó nợ xấu và dự phòng RRTD và có tác động rất mạnh. Nợ xấu và thu nhập ngoài lãi có tác động ngược chiều và rất mạnh đến ổn định NH. Từ các kết quả nghiên cứu trên đây, các giải pháp liên quan đến quản trị RRTD, quản trị nguồn vốn và tăng các khoản thu ngoài lãi được đề xuất nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, cải thiện tính ổn định NH.
7 Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel - nghiên cứu trường hợp các ngân hàng thương mại nhà nước tại Việt Nam / Nguyễn Kim Quốc Trung // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 212 .- Tr. 79-82 .- 658
Nghiên cứu hướng đến xác định các nhân tố ảnh hướng đến quản trị rủi ro theo hiệp ước Basel II tại các ngân hàng thương mại nhà nước VN. Bằng việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã xác định được năm nhân tố có ảnh hưởng đến quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II bao gồm: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, cán bộ tín dụng, kiểm soát nội bộ, hệ thống xếp hạng tín dụng.
8 Ứng dụng mô hình logistic trong quản trị rủi ro tín dụng / Đặng Thị Thu Hằng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 11(524) .- Tr. 30-34 .- 658.15
Giới thiệu việc sử dụng mô hình logistic trong ước lượng tham số PD, trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến phân tích và khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng áp dụng các thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam.