CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phương trình Vi phân
1 Điều kiện đủ cho cộng hưởng tổng quát trong mạng lưới gồm 2 hệ phương trình vi phân dạng FitzHugh-Nagumo với liên kết tuyến tính hai chiều / Phan Văn Long Em, Võ Tấn Đạt // .- 2023 .- Tập 12 - Số 8 .- Tr. 66 - 70 .- 515
Nghiên cứu về sự cộng hưởng tổng quát trên mạng lưới gồm hai hệ phương trình vi phân dạng FitzHugh-Nagumo với liên kết tuyến tính hai chiều. Cụ thể, chúng tôi tìm điều kiện đủ đối với độ mạnh liên kết để sự cộng hưởng tổng quát xảy ra và mô phỏng số để kiểm tra lại kết quả lý thuyết tìm được.
2 Một vài điều kiện cho tính co suy rộng của các hệ phương trình vi phân có chậm / Trần Thế Anh, Nguyễn Thành Nghĩa, Lê Trung Hiếu // Khoa học Đại học Đồng Tháp .- 2023 .- Số 2 .- Tr.13-21 .- 519
Trong bài báo này, chúng tôi mở rộng khái niệm co toàn cục thành co suy rộng của nghiệm đối với một lớp hệ phương trình vi phân phi tuyến có chậm, với các chậm là hàm phụ thuộc thời gian. Từ đó, chúng tôi trình bày một số điều kiện mới tường minh cho tính chất co suy rộng của lớp hệ này. Chúng tôi đưa ra một ví dụ nhằm minh họa cho kết quả đạt được.
3 Ổn định mũ hầu chắc chắn đối với lớp phương trình vi phân có trễ với nhiễu ngẫu nhiên / Nguyễn Như Quân // .- 2023 .- Số 1 (05) .- Tr. 16 - 26 .- 510
Bài báo nghiên cứu một lớp các phương trình vi phân phi tuyến với nhiễu ngẫu nhiên. Trước tiên, giới thiệu điều kiện Lipschitz cục bộ và điều kiện tăng trưởng phi tuyến mới. Sau đó, sử dụng hàm Lyapunov và định lý hội tụ nửa martingale, nghiên cứu tính ổn định mũ hầu chắc chắn của nghiệm.
4 Chuyển đổi kết quả bình sai lưới tự do / TS. Phạm Quốc Khánh, ThS. Tạ Thanh Loan // Cầu đường Việt Nam .- 2017 .- Số 5 .- Tr. 23-26 .- 624
Nghiên cứu phương pháp chuyển đổi kết quả bình sai, hay biến đổi gốc giữa các phương pháp bình sai lưới tự do; trong cùng một lưới độ cao tự do nếu biết nghiệm bình phương nhỏ nhất khi bình sai với một gốc bất kỳ thì có thể biến thành tọa độ bình sai của một gốc khác; tức tọa độ bình sai của các phương pháp bình sai lưới tự do khác nhau có thể chuyển đổi qua lại lẫn nhau thông qua thuật toán biến đổi đồng dạng vị phân.
5 Khái quát về lý thuyết ổn định cho hệ thống có trễ = An overview of stability theory for delayed systems / Nguyễn Thị Lan Hương // Xây dựng .- 2017 .- Số 5 .- Tr. 193-195 .- 621
Giới thiệu những khái niệm cơ bản và một số kết quả kinh điển nhất của lý thuyết ổn định, giúp cho bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về lý thuyết này, đặc biệt là đối với những hệ thống có trễ.
6 Phương pháp Lagrange dạng nhân tử giải và mô phỏng bài toán cơ cấu phẳng / TS. Phạm Hoàng Vương // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 6 .- Tr. 109 – 111 .- 624
Bài toán cơ cấu phẳng thường có các ràng buộc thừa nên khi giải bài toán động lực học cơ cấu phẳng loại này thường gặp không ít khó khăn. Bài báo trình bày cách áp dụng phương pháp Lagrange dạng nhân tử để giải bài toán động lực học cơ cấu phẳng có các ràng buộc thừa.