CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quang học

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu các đặc tính quang học và vật lý của sol khí tại một khu vực đô thị ở Hà Nội / Nguyễn Đức Lượng, Bùi Thị Hiếu, Văn Hùng Vỹ, Phạm Thị Thùy // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 3(Tập 64) .- Tr. 1-6 .- 530

Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá các đặc tính quang học và vật lý của sol khí tại một khu vực đô thị ở Hà Nội dựa trên việc phân tích các sản phẩm số liệu đặc tính sol khí thu thập từ quang phổ kế đặt ở trạm đo mặt đất và từ vệ tinh viễn thám MODIS cho 3 mùa (mua khô, mùa mưa và mùa chuyển tiếp) trong giai đoạn 2010-2018. Kết quả phân tích dữ liệu các điểm cháy ở khu vực Đông Nam Á thu thập từ số liệu vệ tinh MODIS và phân tích quỹ đạo chuyển động ngược của các khối không khí di chuyển đến địa điểm nghiên cứu ở Hà Nội cho một số giai đoạn của năm 2016 cho thấy, các hoạt động đốt sinh khối ở phạm vi vùng (miền Trung của Việt Nam và các quốc gia lân cận bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia) có thể là nguồn tác động đáng kể tới sự biến đổi đặc tính quang học và vật lý của sol khí trong giai đoạn cuối mùa khô và mùa chuyển tiếp tại khu vực nghiên cứu ở Hà Nội.

2 Thiết kế nền tảng Biosensing quang học dựa trên cấu trúc nano điện môi – kim loại – điện môi / Phạm Đình Đạt, Phạm Tiến Thành // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 6(Tập 63) .- Tr. 1-5 .- 540

Trình bày thiết kế nền tảng Biosensing quang học dựa trên cấu trúc nano điện môi – kim loại – điện môi. Cấu trúc chất điện môi – kim loại – chất điện môi (IMI) là một cấu trúc tiềm năng trong thiết kế nền tảng cảm biến sinh học bởi các đặc tính quang học ưu việt, đặc biệt là hiện tượng cộng hưởng bề mặt (SPR). Đặc tính quang học của cấu trúc IMI trong dải bước sóng nhìn thấy được tính toán bằng phương pháp transfer matrix. Các kết quả tính toán độ nhạy chỉ ra rằng, cấu trúc IMI có độ nhạy cao hơn chip sinh học sử dụng phương pháp phản xạ toàn phần (ATR), SPR và tương đương với phương pháp sử dụng cấu trúc kim loại – chất điện môi – kim loại (MIM).

3 Xây dựng Bộ công cụ phân tích và xử lý dữ liệu ảnh quang học và radar / // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 3 (329) .- Tr. 28 - 30 .- 530

Trình bày việc nghiên cứu xây dựng Bộ công cụ phân tích và xử lý dữ liệu ảnh quang học và radar hỗ trợ các chuyên gia trong việc xử lý dữ liệu ảnh viễm thám.

4 Đánh giá hiệu năng hệ thống thông tin di động 4G/LTE-ADVANCED sử dụng mã TURBO / Lê Nhật Thăng, Lê Công Thái // Khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng .- 2013 .- Số 6 (55)/2012 .- Tr. 37-44. .- 621

Giới thiệu vắn tắt về chuẩn giao diện vô tuyến LTE/LTE-Advanced, mô hình hệ thống thông tin di động 4G và thực hiện việc phân tích, đánh giá hiệu năng của hệ thống thông tin di động 4G sử dụng mã Turbo theo chuẩn giao diện vô tuyến LTE-Advanced. Kết quả mô phỏng cho thấy mã Turbo hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống thông tin di động 4G cho các dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao. Hơn thế nữa, việc kết hợp giữa mã Turbo với các phương thức điều chế và mô hình truyền dẫn MIMO khác nhau cho thấy hệ thống 4G/LTE-Advanced có thể cho phép người sử dụng có được sự linh hoạt trong việc thích ứng với điều kiện và môi trường truyền dẫn để có được hiệu quả sử dụng dịch vụ băng thông rộng di động một cách tốt nhất.

5 So sánh đánh giá các phương án đặt khuếch đại Raman trong tuyến thông tin sợi quang WDM có các EDFA mắc xen kẽ / Trần Quốc Hùng, Nguyễn Văn Tuấn // Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng .- 2013 .- Số 7 (56)/2012 .- Tr. 31-37. .- 621

Xây dựng mô hình tính toán của các tuyến thông tin sợi quang WDM sử dụng các EDFA mắc xen kẽ có các bộ khuếch đại Raman đặt ở các vị trí khác nhau: đầu tuyến, giữa tuyến và cuối tuyến; sau đó, khảo sát công suất tín hiệu, công suất các loại nhiễu trội và lập tỉ số công suất tín hiệu trên nhiễu (OSNR) tại đầu vào máy thu. Lập lưu đồ thuật toán tính toán tối ưu các thông số chủ yếu của tuyến như công suất tín hiệu đưa vào từng kênh, độ khuếch đại của các EDFA và Raman, công suất bơm Raman nhằm nâng cao OSNR. Áp dụng vào các tuyến thực tế của hệ thống thông tin sợi quang đường trục ghép kênh theo bước sóng (WDM) do công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN) quản lý. Trên cơ sở đó, tiến hành so sánh OSNR các phương án đặt các bộ khuếch đại Raman ở các vị trí khác nhau tương ứng với các khoảng cách truyền dẫn của các phân đoạn khác nhau để đề xuất phương án thích hợp cho các trường hợp cụ thể.