CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế Xanh

  • Duyệt theo:
41 Đánh giá thực trạng kinh tế xanh ở Việt Nam / Nguyễn Tiến Đức, Nguyễn Thị Mai Phương // Chứng khoán Việt Nam .- 2021 .- Số 274 .- Tr. 27-30 .- 330

Bài viết tập trung làm rõ một số vấn đề trong quá trình xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong giai đoạn 2012-2019

42 Phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc : một số kinh nghiệm và gợi ý cho Việt Nam / Lê Văn Tuyên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 5(243) .- Tr. 32-41 .- 327

Phân tích thực trạng và một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc. Trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.

44 Mối quan hệ tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững / Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thế Chinh, Trần Văn Ý // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 47 - 56 .- 330

Bài viết tổng hợp nhiều quan điểm nhìn nhận và phân tích sự giống và khác nhau giữa các thuật ngữ tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Kết quả cho thấy rằng các khái niệm này có nội hàm khác nhau và không nên dùng thay thế cho nhau. Từ đó, bài viết đưa ra một cách hiểu rõ ràng về mối quan hệ giữa các thuật ngữ này và sự thống nhất của chúng với phát triển bền vững.

45 Cơ chế tài chí hướng tới nền kinh tế xanh: kinh tế của một số nước Châu Á / Trần Thị Quỳnh Hoa, Hà Thị Hương Lan // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.24 - 27 .- 330

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế, môi trường và tài nguyên ngày càng bị xuống cấp. Bên cạnh đó, các hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, thiên tai đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân loại, đe dọa tới sự phát triển kinh tế. Chính vì thế, các nước trên thế giới đã tìm cho mình con đường phát triển hướng tới nền kinh tế xanh. Cùng chung xu hướng đó, một số nước ở Châu Á, trong đó có Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều chính sách quan trọng, đặc biệt là chính sách tài chính, nhằm phát triển nền kinh tế xanh.

46 Một số vấn đề về kinh tế xanh tại Việt Nam / Phạm Thị Bích Thảo // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 736 .- Tr. 44 – 48 .- 657

Kinh tế xanh là xu hướng phát triển hiện nay của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Bài viết đánh giá thực trạng nền kinh tế xanh ở Việt Nam thời gian qua và đề xuất một số giải pháp phát triển nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh tại Việt Nam.

47 Xu hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hoài // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- 713 .- Tr.5 – 7 .- 330

Kinh tế xanh đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội. Những ý tưởng về nền kinh tế xanh, một nền kinh tế vừa thoả mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa giải quyết được những thách thức về môi trường đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến từ sớm.

48 Chính sách phát triển kinh tế xanh : kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / HoangfThuyf Linh, Đinh Quang Dương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 8(193) .- Tr. 72-76 .- 658

Chỉ ra một số nguồn tài chính cho phát triển kinh tế xanh và những kinh nghiệm quốc tế nhằm phát triển kinh tế xanh và từ đó có những khuyến nghị cho Việt Nam.

49 Góc nhìn từ kinh tế xanh ở Hàn Quốc và bài học xây dựng kinh tế xanh cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 498 tháng 7 .- Tr. 104-106 .- 330

Trình bày khái niệm về kinh tế xanh; những xu thế đặc thù của quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế xanh; vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc; bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

50 Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh lưu vực sông: Yêu cầu về chính sách và thực tiễn ở Việt Nam / TS. Lại Văn Mạnh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2017 .- Số 6 (699) .- Tr. 16 – 19 .- 330

Nêu sự cần thiết phát triển các mô hình kinh tế xanh lưu vực sông, ý nghĩa của phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh lưu vực sông, tiếp cận xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh lưu vực sông ở Việt Nam, kết luận và khuyến nghị.