CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế Xanh
1 Khung pháp lý cho nền kinh tế xanh : hướng đến giảm thiểu khí thải carbon / Võ Minh Tùng // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 77 .- Tr. 92 - 100 .- 340
Trong giai đoạn 2018 - 2023, Việt Nam đã chứng kiến sự tương quan chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua GDP, và lượng khí thải carbon (CO2), đặt ra nhiều thách thức lẫn cơ hội trong hành trình hướng đến phát triển bền vững. Dù kinh tế Việt Nam đạt được những bước tăng trưởng ấn tượng, câu hỏi về mặt trái của tăng trưởng - lượng khí thải CO2 tăng cao - cũng được quan tâm một cách nghiêm túc. Thực trạng phát triển kinh tế xanh trong khoảng thời gian này phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Dù vậy, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh vẫn đối mặt với nhiều thách thức, từ cơ sở hạ tầng, công nghệ cho đến nhận thức của người dân và doanh nghiệp.Khí thải carbon ở Việt Nam trong giai đoạn này cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể, phản ánh lối sống và mô hình phát triển chưa thực sự bền vững. Việc này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường, đồng thời phát triển kinh tế một cách bền vững. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xanh và khí thải carbon cho thấy, việc chuyển đổi sang một mô hình kinh tế xanh không chỉ giảm thiểu được lượng khí thải, mà còn mang lại lợi ích kinh tế dài hạn thông qua việc tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng cạnh tranh. Để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và giảm thiểu khí thải carbon ở Việt Nam, cần phải có sự kết hợp giữa các giải pháp từ chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Các giải pháp bao gồm: tăng cường sử dụng năng lượng sạch, phát triển công nghệ xanh, cải thiện hiệu quả năng lượng, và nâng cao nhận thức về môi trường. Việc này đòi hỏi một chiến lược mạnh mẽ và đồng bộ từ tất cả các bên liên quan để tạo ra một tương lai xanh và bền vững cho Việt Nam.
2 Đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh dựa trên bối cảnh kinh tế - xã hội và đặc điểm tăng trưởng của Việt Nam / Lê Thị Mai Hương, Bùi Tiến Thịnh, Nguyễn Thị Thùy Trang // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 284 .- Tr. 15-19 .- 330
Bài viết dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành trong giai đoạn 2010-2023, đồng thời dựa trên bối cảnh kinh tế xã hội và đặc điểm tăng trưởng của Việt Nam nhằm đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận thông qua chỉ tiêu tổng thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người gia tăng. Cơ cấu GDP đã sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, đồng thời giảm dần tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của cả nước; năng suất lao động, thu nhập bình quân đầu người, hệ số GINI, hệ số HDI, trình độ học vấn của lao động Việt Nam đều có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, trình độ học vấn, năng suất lao động vẫn còn thấp nhất là khi so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
3 Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về kinh tế xanh trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam / Nguyễn Bảo Trân // .- 2025 .- Tháng 2 .- Tr. 36-39 .- 330
Tổng hợp các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về phát triển kinh tế xanh đối với các lĩnh vực của ngành Xây dựng và đề xuất mô hình nghiên cứu để làm cơ sở đánh giá mức độ tác động của các yếu tố giúp các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở Trung ương và địa phương có cách nhìn khách quan và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế xanh trong thời gian tới.
4 Chính sách hiện hành và một số đề xuất nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý trong thực hiện nền Kinh tế xanh tại Việt Nam / Vũ Văn Bình, Nguyễn Văn Thành // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 46-49 .- 363
Bài viết khái quát các quy định hiện hành, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.
5 Phát triển xanh Singapore và một số gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Việt Cường, Vũ Thị Hoa // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 69-72 .- 363
Kế hoạch có sự quản lý của 5 cơ quan là Bộ Giáo dục, Bộ Phát triển Quốc gia, Bộ Môi trường và Bền vững, Bộ Tương mại và Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải và được hỗ trợ bởi toàn bộ Chính phủ, trên 5 trụ cột: Thành phố trong vườn; tái quy hoạch năng lượng; sống bền vững; kinh tế xanh và tương lai tự cường. Bài viết tập trung nghiên cứu 4 trụ cột đầu tiên, được xem là có giá trị tham khảo lớn cho Việt Nam.
6 Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam và một số khuyến nghị / Bùi Thanh Sơn // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 25 - 27 .- 658
Phát triển kinh tế xanh không chỉ là động lực tăng trưởng kinh tế mà còn phòng, chống và hạn chế tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống của con người. Thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu được phát hiện trong các lĩnh vực liên quan với khí hậu, như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, năng lượng và du lịch. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chính vì vậy, phát triển kinh tế xanh là con đường hiệu quả và nhanh nhất để thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Việc nhận diện các yếu tác động đến phát triển kinh tế xanh có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.
7 Hiệu ứng toàn cầu hóa kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế xanh tại Đông Nam Á / Nguyễn Quang Minh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 124-127 .- 330
Bài viết xem xét hiệu ứng toàn cầu hóa kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế xanh tại một số quốc gia Đông Nam Á. Nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu Pooled OLS, FGLS, các quốc gia được đề cập gồm: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines giai đoạn từ 2000 đến 2022. Nghiên cứu cho thấy, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng các nhà nghiên cứu, sự bao phủ mạng di động có ảnh hưởng ít nhiều tới tăng trưởng kinh tế xanh ở các mức ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố ngoại thương lại không có ý nghĩa tác động trong việc tăng trưởng kinh tế xanh. Chính phủ các nước có thể tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, gia tăng các nhà nghiên cứu nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh.
8 Ngành ngân hàng với chiến lược ESG góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế xanh / Võ Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Thu Hiền // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 79-86 .- 332.12
Phân tích những đóng góp của ngành ngân hàng cho tăng trưởng xanh, kinh tế xanh thông qua chiến lược ESG trong giai đoạn vừa qua.
9 Chính sách pháp luật về chuyển đổi kinh tế xanh của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Thế Nghĩa // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 66 – 81 .- 340
Chuyển đổi kinh tế xanh đã và đang trở thành xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới trước tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Việt Nam là quốc gia tham gia muộn hơn vào tiến trình chuyển đổi kinh tế xanh, do đó việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực này là cần thiết nhằm tìm ra các giải pháp có hiệu quả cao và hạn chế các rủi ro, thách thức. Bài viết phân tích chính sách pháp luật về chuyển đổi kinh tế xanh của một số quốc gia trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Singapore, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng vào việc xây dựng các chính sách pháp luật về chuyển đổi kinh tế xanh ở Việt Nam trong tương lai.
10 Tác động từ yếu tố môi trường, xã hội và quản trị đến hoạt động của các doanh nghiệp ở Mỹ, Australia / Lại Hoài Phương, Đào Thị Thanh Bình // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 186-191 .- 330
Nghiên cứu này phân tích các tác động của các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ và Australia. Nghiên cứu sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất (OLS) trên dữ liệu bao gồm gần 200 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ vàAustralia. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, các ESG và các cấu phần của ESG không có mối quan hệ đáng kể với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo phạm vi quốc gia và có tác động không đồng nhất theo phạm vi ngành.