CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cải cách--Kinh tế

  • Duyệt theo:
1 Cải cách kinh tế tại Iran dưới Tổng thống Ahmadinejad / Trân Anh Đức // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2023 .- Số 4(125) .- Tr. 43-50 .- 327

Phân tích các chính sách phát triển kinh tế dưới thời tổng thống Ahmadinejad – nhà chính trị bảo thủ với tư tưởng chống phương Tây, giữ mục tiêu xuyên suốt từ khi tranh cử cho đến hết nhiệm kỳ là đem lại công bằng cho người dân, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp.

2 Chính sách thu hút nhân tài của Trung Quốc sau cải cách mở cửa / Hoàng Thế Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 525 .- Tr. 109 - 120 .- 330

Bài viết phân tích chính sách thu hút nhân tài của Đảng và chính phủ Trung Quốc sau cải cách mở cửa cho thấy : tương ứng với trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi giai đoạn khác nhau, Trung Quốc đã áp dụng các chính sách thu hút nhân tài khác nhau. Khi trình độ kinh tế, xã hội bắt đầu phát triển hơn Trung Quốc đã thay đổi tư duy về thu hút nhân tài, đề ra yêu cầu, định vị mới để thu hút nhân tài, cải cách thể chế quản lý nhân tài, thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài cả trong nước và nước ngoài. Từ khóa:

3 Cải cách kinh tế và tài chính ở Saudi Arabia / Hoàng Thu Minh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2021 .- Số 3(187) .- Tr. 11-17 .- 327

Bàn đến cải cách kinh tế và tài chính ở Saudi Arabia từ năm 2016 đến nay. Chính quyền Saudi Arabia đã có nhiều cố gắng nổ lực trong cải cách kinh tế và tài chính nhằm đưa nền kinh tế phát triển. Với việc tiếp tục tập trung vào đa dạng hóa kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm và phát triển các nguồn thu phí dầu mỏ, chính phủ Saudi Arabia đã đặt ra một mục tiêu lạc quan cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.

4 Cuộc vận động Minh Tân về kinh tế ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX và những bài học kinh nghiệm / Nguyễn Thế Hồng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 10 (83) .- Tr. 48 - 53 .- 330

Làm rõ cuộc vận động cải cách kinh tế của phong trào Minh Tân tại Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

5 Một số đánh giá về 40 năm cải cách kinh tế ở Trung Quốc (1978 – 2018) / Đinh Công Tuấn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 6 (214) .- Tr. 3 - 17 .- 330

Đánh giá khái quát một số vấn đề sau 40 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978 – 2018), lý do cải cách, cơ sở lý luận, các giai đoạn cải cách, những thành tựu và tồn tại về cải cách kinh tế.

6 Cải cách khu vực công ty của Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam / Đào Mạnh Ninh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 498 tháng 7 .- Tr. 86-88 .- 330

Trình bày chiến lược cải cách khu vực công ty ở Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính năm 1997 và một số gợi ý cho Việt Nam.

7 Chính sách cải cách kinh tế của Myanmar từ năm 2012 – 2015 / Nguyễn Xuân Tùng // .- 2017 .- Số 4 .- Tr. 50-55 .- 330

Làm rõ chính sách cải cách của Myanmar trong một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đồng thời chỉ ra những thành tựu bước đầu cũng như các hạn chế của những cải cách này.

8 Một số nhận định về cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Thuỳ Anh // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 458 .- Tr. 17 – 19 .- 330

Trình bày mấy vấn đề kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam với mũi đột phá thứ nhất: Hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.