CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hóa môi trường

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu thu hồi nitơ và photpho từ nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ kết tủa struvite / Cao Lê Đình Chiến, Ngô Thụy Phương Hiếu, Võ Chí Công, Nguyễn Văn Phước, Đoàn Thị Mỹ Dung // .- 2024 .- Số 7 .- Tr. 21-25 .- 570

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, nghiên cứu thực nghiệm để khảo sát khả năng thu hồi photphat (PO43-) từ tro xương cá và ảnh hưởng của các thông số pH, tỷ lệ mol Mg2+:NH4+: PO43-, thời gian phản ứng đến hiệu suất thu hồi NH4+, PO43-, từ nước thải surimi; so sánh hiệu suất thu hồi NH4+, PO43-, và hiệu quả kinh tế khi sử dụng nướt ót và tro xương cá thay thế các hợp chất Mg2+, PO43- công nghiệp; từ đó, đề xuất mô hình xử lý nước thải thủy sản mang lại hiệu quả cao về mặt kỹ thuật và tiết kiệm chi phí vận hành.

2 Nghiên cứu khả năng hấp phụ kẽm (Zn) trong đất sau khai thác mỏ khoáng sản bằng tro bay / Nguyễn Thị Minh Phương, Trần Thùy Ninh, Lê Thùy Trang // .- 2023 .- Số 04 (59) - Tháng 8 .- Tr. 35-44 .- 540

Đánh giá khả năng xử lý Zn trong đất sau khai thác khoáng sản tại mỏ chì-kẽm Làng Hích, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên bằng vật liệu tro bay biến tính với các hoá chất HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3 và NaOH nồng độ 1M.

3 Tổng quan ứng dụng đầu lọc thuốc lá trong xử lý kim loại nặng và phẩm màu nhuộm / Trần Thị Kiều Ngân, Lê Văn Thuận, Nguyễn Thị Kim Yến // .- 2023 .- Số 04 (59) - Tháng 8 .- Tr. 45-52 .- 540

Thu thập và phân tích các nghiên cứu đã được thực hiện về việc sử dụng đầu lọc thuốc lá để xử lý nước thải chứa kim loại nặng và phẩm màu nhuộm. Những kết quả từ các nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi đánh giá khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ tái chế chất thải đầu lọc thuốc lá và đưa ra đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo.

4 Hiện trạng ô nhiễm Di-n-butyl phthalate ở các cơ sở chế biến cao su khu vực miền Trung / Trương Thị Thúy Quỳnh, Nhan Hồng Quang, Trần Lê Vân Thanh, Trần Xuân Vũ // .- 2023 .- Số 04 (59) - Tháng 8 .- Tr. 75-85 .- 540

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm DBP tại 03 cơ sở chế biến cao su ở khu vực miền Trung. Kết quả quan trắc cho thấy khu vực pha trộn hoá chất, cán luyện, định hình và lưu hoá (bộ phận trực tiếp) nồng độ DBP thấp nhất là 0,0426mg/m3 cao nhất là 1,1786mg/m3, khu vực văn phòng (bộ phận gián tiếp) nồng độ DBP nhỏ hơn giới hạn định lượng của phương pháp (LOQ= 0,0004mg/m3).