CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Sản xuất--Giống cây trồng
1 Lai tạo và chọn các giống lúa thơm phục vụ cùng trồng lúa thơm của tỉnh Sóc Trăng / Vũ Thị Hiếu Đông // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 95-96 .- 363
Nghiên cứu trình bày lai tạo và chọn các giống lúa thơm phục vụ cùng trồng lúa thơm của tỉnh Sóc Trăng. Không chỉ thay đổi cơ cấu giống lúa, phương thức sản xuất lúa những năm gần đây cũng có sự chuyển hướng rõ nét. Thay vì sản xuất theo phương thức truyền thống, nhiều hộ nông dân chuyển sang sản xuất theo quy trình, quy chuẩn an toàn, đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP…, tạo ra sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của từng đối tác thu mua. Với mục tiêu chọn tạo các giống lúa thơm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các nhà khoa học thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng đã nghiên cứu, lai tạo và chọn được 6 loại giống lúa thơm phục vụ vùng trồng lúa thơm của tỉnh, góp phần mở ra cơ hội cho việc sản xuất các loại gạo đặc sản của Việt Nam nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
2 Sản xuất cây Dâu tây (Fragaria x ananassa) in vitro trong hệ thống nuôi cấy quy mô lớn có bổ sung nano bạc / Trần Thị Thương, Hoàng Thanh Tùng, Hoàng Đắc Khải, Vũ Thị Hiền, Vũ Quốc Luận, Đỗ Mạnh Cường, Nguyễn Bá Nam, Nguyễn Hoài Châu, Bùi Văn Thế Vinh, Dương Tấn Nhựt // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 3(Tập 19) .- Tr. 481-493 .- 572
Nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Dâu tây ở gia đoạn ra rễ trên môi trường nuôi cấy có bổ sung nano bạc (AgNPs) cũng như sự biến động của khí ethylene trong bình nuôi cấy. Ngoài ra, các hệ thống nuôi cấy khác nhau lần đầu tiên được sử dụng để sản xuất cây Dâu tây ở quy mô lớn. Vi nhân giống cây Dâu tây là phương pháp tối ưu nhằm sản xuất cây giống sạch bệnh, đồng nhất với số lượng lớn nhưng bên cạnh đó lại có những hạn chế nhất định như: cây bị mọng nước, thân giòn, dễ gãy, lá úa vàng, biến dạng cong hoặc xoăn, cây sinh trưởng phát triển chậm, tỷ lệ sống sót thấp,… Hiện nay, công nghệ nano là một lĩnh vực mới mang lại nhiều hứa hẹn với những ứng dụng to lớn trong rất nhiều lĩnh vực như: y tế, công nghệ thông tinm năng lượng, điện tử, …
3 Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên / Bùi Thị Minh Hằng // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 270 .- Tr. 82-90 .- 658
Sử dụng số liệu điều tra đối với 191 hộ dân sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả kỹ thuật và nhận diện nguồn gốc của sự kém hiệu quả trong sản xuất chè an toàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình trong sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương là 68,47% và biến động trong khoảng 28,10 − 89,91%. Với việc sử dụng hợp lý các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có, hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất chè an toàn có khả năng được cải thiện đáng kể. Các yếu tố thu nhập, tuổi, kinh nghiệm trồng chè của chủ hộ, tập huấn, và tham gia các tổ chức kinh tế xã hội đóng góp tích cực vào việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè an toàn. Việc sử dụng giống chè bản địa (giống Trung du) có tác động ngược chiều tới hiệu quả kỹ thuật. Các hộ dân tộc thiểu số có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn so với các hộ dân tộc Kinh.
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng ớt ở tỉnh An Giang / Bùi Thị Mỹ Hạnh // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 65-71 .- 658
Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập của nông hộ trồng ớt ở tỉnh An Giang thông qua hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 200 nông hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Mục tiêu phân tích bao gồm: thực trạng sản xuất của nông hộ, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ, đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ sản xuất ở tỉnh An Giang. Kết quả phân tích cho thấy, nông hộ sản xuất ớt chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như tuổi chủ hộ, chi phí phân, chi phí thu hoạch.
5 Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất bắp lai ở đồng bằng Sông Cửu Long / Lê Văn Dễ, Phạm Lê Thông // .- 2019 .- Số 14 (2) .- Tr. 72-85 .- 615
Nghiên cứu ước lượng hiệu quả kỹ thuật và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ sản xuất bắp lai tại Đồng bằng sông Cửu Long.