CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật Tố tụng--Dân sự
1 Quyền tố tụng của đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 / Nguyễn Thị Thúy Hằng // Luật học .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 48 – 58 .- 340
Bài viết nghiên cứu các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về quyền tố tụng của đương sự, trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này như: bổ sung quy định quyền khởi kiện tập thể, quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện; sửa đổi bổ sung quy định về quyền yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, sửa đổi, bổ sung quy định về quyền khiếu nại của đương sự.
2 Thời điểm thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam / Nguyễn Ngọc Sơn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Tr.48 – 55 .- 340
Quyền yêu cầu phản tố là một quyền đặc trưng của bị đơn trong vụ án dân sự. Việc xác định thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn không chỉ đảm bảo quyền lợi cho chính bị đơn mà còn đảm bảo quyền lợi cho các đương sự khác, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những nội dung liên quan đến thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, qua đó nêu lên một số hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
3 Kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự / Thạch Phước Bình, Bùi Thị Loan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 12 (412) .- Tr.34 – 37 .- 340
Bài viết trình bày, phân tích các quy định của pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm trong tố dụng dân sự (chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm; căn cứ, điều kiện kháng nghị giám đốc thẩm; trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm), thực tiễn áp dụng thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện.
4 Tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng dân sự / Đặng Thanh Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.46 – 52 .- 340
Bài viết này phân tích quy định của pháp luật về thủ tục tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng, chỉ ra những bất cập về thủ tục tạm ngừng phiên tòa và đề xuất giải pháp khắc phục.
5 Án phí dân sự và vướng mắc trong thực tiễn / Dương Tấn Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 12 (412) .- Tr.43 – 51 .- 340
Án phí dân sự là khoản tiền mà đương sự trong vụ án có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của Tòa án. Án phí dân sự hiện nay được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án (Nghị quyết số 326). Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến một số quy định về án phí dân sự cần lưu ý và một số vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
6 Quyền phản tố của bị đơn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 / Bùi Thị Huyền // Luật học .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 43 – 55 .- 340
Bài viết luận giải các quan niệm khác nhau về phản tố, phân tích, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về phản tố và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự; đồng thời đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về khái niệm và nội dung của phản tố; điều kiện và thời điểm phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự ; giải quyết hậu quả pháp lí khi bị đơn có yêu cầu phản tố được toà án triệu tập tham gia hoà giải nhưng vắng mặt.
7 Thu thập chứng cứ của đương sự trong tố tụng dân sự / Nguyễn Thị Thu Hà // Luật học .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 15 – 29 .- 340
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 vẫn còn có những quy định chưa thực sự tạo điều kiện cho đương sự có được đầy đủ chứng cứ để chứng minh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước toà án cũng như hoạt động thu thập chứng cứ của đương sự trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Bài viết chỉ ra sự khác biệt về hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự của một số nước, trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thu thập chứng cứ của đương sự.
8 “Quốc triều khám tụng điều lệ” dấu mốc quan trọng của nền tố tụng Việt Nam / Lê Thái Dũng // Luật sư Việt Nam .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 17 – 21 .- 340
Tố tụng có thể hiểu giám lược là các quy định của luật pháp liên quan đến trình tự, thủ tục khám xét, bắt giữ, khởi kiện, giải quyết, quy trình tiến hành vụ việc, xét xử, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bên...Sự ra đời của “Quốc triều khám tụng điều lệ”...bộ luật tố tụng đầu tiên của nước ta vào năm Đinh Dậu (1777) không chỉ là một thành tựu lớn của nền pháp luật phong kiến nói chung mà còn là bước tiến bộ trong lịch sử tố tụng Việt Nam nói riêng.
9 Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam / Trần Phương Thảo // Luật học .- 2018 .- Số 8 (219) .- Tr. 66 – 73 .- 340
Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự là một nội dung quan trọng trong pháp luật tố tụng dân sự, nhằm làm cho quyền bình đẳng của đương sự chắc chắn được thực hiện trong thực tế. Bài viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề lí luận về bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở lí luận và những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong tố tụng dân sự.
10 Thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 56-68 .- 340
Phân tích những quy định mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về cách xác định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam.