CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tục ngữ--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Sức khỏe qua lăng kính tục ngữ : so sánh Việt Nam và Nhật Bản / Mai Thị Ý Thiên // .- 2024 .- Số 05(66) .- Tr. 86-93 .- 400

Nghiên cứu này tập trung vào việc so sánh tục ngữ Việt Nam và Nhật Bản liên quan đến sức khỏe, với mục tiêu phân tích các đặc điểm nổi bật và giá trị văn hóa ẩn chứa trong các câu tục ngữ. Bằng phân tích và so sánh, chúng ta có thể thấy rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn nhận các vấn đề sức khỏe giữa hai dân tộc. Mặc dù kinh nghiệm từ xa xưa nhưng những bài học rút ra từ tục ngữ có thể được áp dụng trong đời sống hiện đại để cải thiện sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống.

2 Kinh nghiệm về thời tiết và trồng trọt trong tục ngữ của dân tộc Kinh và dân tộc Thái / Hà Thị Quế Hương // .- 2023 .- Số 9 (395) .- Tr. 59-70 .- 400

Tìm hiểu về một số kinh nghiệm về thời tiết và trồng trọt trong tục ngữ của dân tộc Kinh và dân tộc Thái. Sau đó đi vào phân tích, miêu tả chúng về mặt ngữ nghĩa để thấy được những đặc trưng cơ bản về văn hóa của hai dân tộc này.

3 Vận dụng lí thuyết bối cảnh vài nghiên cứu tục ngữ Êđê / Nguyễn Hữu Nghĩa, Buôn Krông Thị Tuyết Nhung // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 2(612) .- Tr. 75-83 .- 800.01

Bài viết vận dụng lý thuyết nghiên cứu bối cảnh để phân tích các giá trị nghệ thuật, đồng thời mô tả sự vận động của tục ngữ Êđê gắn với văn hóa và sự biến đổi của lịch sử tộc người. Bài viết cũng đề xuất phương pháp tiếp cận bối cảnh đối với tục ngữ Êđê.

4 Cơ chế sáng tạo ca dao, tục ngữ hiện đại / Đỗ Thị Hiên, Lưu Thị Minh Huệ, Nguyễn Thu Lụa, Nguyễn Thị Hường // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 139-144 .- 800

Phân tích một số kiểu sáng tạo ca dao, tục ngữ phổ biến của giới trẻ dựa trên các câu ca dao, tục ngữ truyền thống. Bên cạnh những giá trị không thể phủ nhận thì những câu ca dao, tục ngữ hiện đại do giới trẻ sáng tạo cũng cho thấy những điểm không phù hợp với thuần phong mĩ tục cũng như ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, do đó cần có sự chọn lọc khi sử dụng.

5 Nét đặc trưng văn hóa trong tục ngữ về giá trị đạo đức trong tiếng Anh và tiếng Việt / Ngô Thị Khánh Ngọc // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 121-130 .- 400

Tìm hiểu về các tục ngữ nói về giá trị đạo đức bởi vì các tục ngữ này thể hiện cách con người nhìn nhận về những phẩm chất đạo đức chung trong mối quan hệ với gia đình và xã hội. Qua việc phân tích, so sánh đối chiếu các tục ngữ nói về giá trị đạo đức trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, tìm ra sự khác biệt trong lối tư duy, tính cách, văn hóa của hai dân tộc.

6 Thấy gì từ tục ngữ Êđê qua sinh thái Tây Nguyên / Hồ Quốc Hùng // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 3(601) .- Tr. 22-32 .- 800.01

Nghiên cứu, nhận diện về tục ngữ Êđê dưới góc độ sinh thái tự nhiên rừng ở Tây Nguyên. Bài viết lý giải sự hài hòa giữa vai trò đàn ông thiên về tự nhiên với vai trò đàn bà hoạt động trong phạm vi làng như một trục quan hệ tương tác, tạo nên cấu trúc hoạt động của xã hội cổ truyền Êđê và rộng ra là các dân tộc anh em bản địa ở cả Tây Nguyên. Bài viết phác họa cấu trúc tục ngữ mang tính đặc thù của xá hội Êđê trong quan hệ sinh thái tự nhiên qua cách tư duy, biểu đạt về kinh nghiệm sống, lao động sản xuất.

7 Ngọa dụ trong tục ngữ, ca dao / Nguyễn Văn Nở // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 3-10 .- 400

Trong tục ngữ, ca dao, ngọa dụ được sử dụng với nhiều mục đích và nội dung biểu đạt khác nhau như : thể hiện quan niệm về đời sống tinh thần, biểu lộ tình cảm, và hài hước, đùa vui. Qua biện pháp ngoa dụ trong tục ngữ, ca dao ta thấy được cách nói năng cũng như tư duy liên tưởng và phần nào dấu ấn văn hóa – dân tộc của người Việt.

8 Ẩn dụ ý niệm “con người là trang phục” trong ca dao, thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt / Nguyễn Đình Việt // Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh .- 2020 .- Số 17(7) .- Tr. 1215-1224 .- 800.01

Vận dụng lí thuyết về ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để đi sâu khám phá ẩn dụ ý niệm con người là trang phục trong ca dao, thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt.

9 Ý niệm về đời người trong thành ngữ, tục ngữ Tiếng Việt / Ngô Tuyết Phượng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 7(300) .- Tr. 18-22 .- 400

Nghiên cứu mô hình ẩn dụ cấu trúc của “ý niệm về đời người trong thành ngữ, tục ngữ Tiếng Việt”, là các suy niệm về cuộc đời và con người dựa trên ý niệm về các quá trình trong một chuyến đi. Từ đó, góp phần lí giải cơ chế tư duy của người Việt về cuộc đời và con người, trong đó bao hàm cả các tri thức về tôn giáo và văn hóa của người Việt.

10 Ý nghĩa có sắc thái tích cực của tục ngữ so sánh tiếng Hàn / Hoàng Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 3(295) .- Tr. 11-19 .- 400

Thống kê, phân loại với phương pháp miêu tả phân tích thành tố nghĩa về sử dụng nguồn ngữ liệu là tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp.