CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kết cấu--Công trình

  • Duyệt theo:
1 Hiệu quả của gói con lắc ma sát đôi cho công trình cách chấn ở Việt Nam / Nguyễn Văn Nam // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 43A .- Tr. 43-53 .- 690

Phân tích ứng xử của kết cấu cách chấn bằng gối DFP chịu động đất trong điều kiện băng gia tốc nền tương tự như ở Việt Nam. Bước đầu của kết quản nghiên cứu là đánh giá hiệu quả giảm chấn của gối DFP cho công trình xây dựng Việt Nam.

2 Phương pháp phân tích động phi tuyến kết cấu theo lịch sử thời gian không có điều kiện ổn định / GS. TS. Shuenn-Yih Chang, ThS. Trần Ngọc Cường // Khoa học Công nghệ xây dựng .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 3-11 .- 624

Tác giả đề xuất một họ phương pháp phân tích động phi tuyến mới. Họ phương pháp này, tuy là ngoại hiển thức nhưng lại không có điều kiện ổn định. Phương pháp này còn có hệ số tiêu tán thích hợp và có thể kiểm soát được, có thể điều chỉnh để hệ số cản nhớt số bằng không. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là không cần tính lặp trong mỗi bước, do vậy tiết kiệm được rất nhiều công sức tính toán so với các phương pháp nội ẩn thực hiện có.

3 Nghiên cứu quá trình lan truyền sóng nổ và tương tác với công trình có kết cấu công trình dạng cứng trong môi trường san hô / Vũ Đình Lợi, Nguyễn Hữu Thế // Xây dựng .- 2015 .- Số 04/2015 .- Tr. 134-136. .- 624

Trình bày phương pháp thực nghiệm để xác định quá trình tương tác giữa công trình có kết cấu dạng cứng nằm trong môi trường san hô khi sóng nổ lan truyền đến và tương tác với công trình, nhằm mục đích phục vụ cho việc lựa chọn dạng kết cấu công trình sử dụng trên các đảo, từ đó rút ra các kết luận làm cơ sở cho việc áp dụng trong thực tế.

4 Nghiên cứu quá trình lan truyền sóng nổ và tương tác với kết cấu công trình dạng mềm trong môi trường san hô / Vũ Đình Lợi, Nguyễn Hữu Thế // Vũ Đình Lợi, Nguyễn Hữu Thế .- 2015 .- Số 03/2015 .- Tr. 125-128 .- 624

Trình bày phương pháp thực nghiệm để xác định quá trình tương tác giữa công trình có kết cấu dạng mềm với môi trường san hô xung quanh khi sóng nổ lan truyền đến, nhằm mục đích phục vụ cho việc lựa chọn dạng kết cấu công trình trên các đảo, làm sơ sở cho việc áp dụng trong thực tế.

5 Nhận dạng liên kết ngàm tương đương kết cấu khung phẳng / TS. Nguyễn Xuân Bàng, ThS. Nguyễn Thành Đồng // Xây dựng .- 2014 .- Số 04/2014 .- Tr. 127-129. .- 624

Trình bày kết quả giải bài toán nhận dạng liên kết ngàm tương đương của hệ kết cấu thanh – cọc. Mô hình tính của bài toán là hệ kết cấu thanh – cọc dưới dạng khung phẳng, biến dạng đàn hồi tuyến tính, liên kết cọc – nền được thay thế bằng ngàm cùng với chiều sâu ngàm tương đương. Bài toán đặt ra được giải theo phương pháp hàm phạt kết hợp với phương pháp phần tử hữu hạn. Từ tính toán bằng số cho thấy mô hình, thuật toán và chương trình tính toán là đáng tin cậy.

6 Phân tích thời điểm lắp dựng kết cấu vỏ hầm theo phương pháp khống chế hội tụ / ThS. Vũ Thị Thùy Giang, GS. TS. Đỗ Như Tráng // Cầu đường Việt Nam .- 2012 .- Số 5/2012 .- Tr. 16-20. .- 624

Trình bày các nghiên cứu về thời điểm lắp dựng kết cấu vỏ hầm theo phương pháp khống chế hội tụ với đất đá thõa mãn tiêu chuẩn phá hủy Mohr – Coulonb. Các phân tích về chuyển vị - tải trọng là cơ sở trong việc chọn thời điểm lắp dựng vỏ linh động và có thế lựa chọn – điều khiển theo yêu cầu thiết kế.

7 Một số suy nghĩ về phương pháp giảng dạy các môn học kết cấu công trình nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp thiết kế xây dựng / Phạm Phú Anh Huy // Khoa học & Công nghệ .- 2011 .- Số tháng 01/2011 .- Tr. 111-113 .- 624.1 0212

Bài viết này đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học kết cấu công trình nhằm giúp sinh viên ngành xây dựng có thể tiếp cận với các công nghệ trong lĩnh vực thiết kế xây dựng đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp thiết kế xây dựng

8 Phân tích cố kết nền đường đắp trên đất yếu qua phần mềm Sigma/W - Seep/W / Th.s Nguyễn Thị Thu Ngà, TS Trần Thị Kim Đăng // Cầu đường Việt Nam, Số 11/2009 .- 2009 .- Tr.12 - 16 .- 690.116

Trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết của sigma và khả năng mô phỏng chương trình; Đề cập đến khả năng tính toán độ lún của đất nền tương ứng với sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng của sigma, qua đó có thể tiến hành theo dõi và đối chứng với thực nghiệm quan trắc lún bằng phương pháp hiện có (bàn đo độ lún và thiết bị theo dõi áp lực nước lỗ rỗng), từ đó có các hiệu chỉnh để có thể chính xác hóa quá trình tính toán cố kết.

9 Giải pháp kết cấu nhà ở cao tầng tối ưu / PGS. TS Nguyễn Bảo Huân // Người xây dựng, Số tháng 3/2009 .- 2009 .- .- 624.092

Bài báo trao đổi kinh nghiệm thiết kế kết cấu nhà cao tầng tối ưu (đến 50 tầng) theo nguồn tư liệu: High Rise Bangkok Growing Tall của John Pollard- GĐ. Meinhard Thai Lan, các số liệu được lấy thiết kế thực tòa nhà chung cư Hoàng Kim ở Bangkok.