CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Truyện ngắn--Văn học Việt Nam
1 Tư duy nghệ thuật truyện ngắn Lê Minh Khuê / Hoàng Thị Khánh Ly // .- 2024 .- Số 02 (63) - Tháng 4 .- Tr. 148-155 .- 895
Truyện ngắn Lê Minh Khuê trước 1975, tập trung khai thác đề tài chiến tranh với cảm hứng ngợi ca con người trong quan hệ với lịch sử, dân tộc. Sau 1975, từ quan niệm con người tập thể, con người cộng đồng chuyển sang con người cá nhân, cá thể, nhà văn đi sâu khai thác những vấn đề mang tính thời sự. Điều đó cho thấy ý thức thay đổi tư duy nghệ thuật của Lê Minh Khuê trước bước ngoặt chuyển mình của đời sống và của văn học, đồng thời làm nổi rõ phong cách của nhà văn giàu cá tính sáng tạo này.
2 Cảm hứng nhân văn trong truyện ngắn Nguyễn Trí / Hồ Thị Ngọc Nho // .- 2023 .- Tập 12 - Số 4 .- Tr. 70 - 81 .- 400
Trong Trí Khùng tự truyện, Nguyễn Trí cho rằng: “Với tôi, đơn giản, văn chương phải khiến con người trở nên hướng thiện” (Nguyễn Trí, 2017c). Nhận định trên cũng chính là quan niệm nghệ thuật thể hiện rõ cảm hứng nhân văn trong từng trang viết của ông. Là một nhà văn để lại nhiều dấu ấn của văn học Việt Nam đương đại, Nguyễn Trí khá thành công ở thể loại truyện ngắn khi viết về những mảnh đời cơ cực dưới đáy xã hội, những phận người bất hạnh vật lộn mưu sinh bị đẩy đến tận cùng khổ đau để phơi bày những mặt trái của xã hội; đằng sau vẫn lấp lánh khát vọng sống lương thiện, được làm người đàng hoàng, tử tế và mong mỏi hạnh phúc đời thường dù bé mọn, giản dị.
3 Quy chiếu ngôn ngữ vào nhân vật trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp / Hồ Văn Hải, Trần Thị Nhật // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 12 (610) .- Tr. 85-96 .- 895
Làm rõ cách thức ngôn ngữ quy chiếu vào nhân vật. Đây là một hướng đi mới trong nghiên cứu đặc điểm và chức năng của ngôn ngữ truyện nói chung. Sử dụng nguyên lí trên để nghiên cứu cách thức định lượng các thuộc tính trong xây dựng nhân vật của truyện ngắn Tướng về hưu có thể giúp người thưởng thức và nghiên cứu nhận rõ hơn những vẻ đẹp của ngôn từ và sức sáng tạo của nhà văn trong quá trình sáng tác.
4 Vấn đề nữ tính trong tập truyện ngắn Làn gió chảy qua của Lê Minh Khuê / Kiều Thanh Uyên // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 12 (610) .- Tr. 97-109 .- 895
Khảo sát và phân tích đặc điểm tập truyện ngắn Làn gió chảy qua của Lê Minh Khuê dưới góc nhìn của lí thuyết phê bình nữ quyền. Trên cơ sở đó, chỉ ra nét độc đáo và phong cách của Lê Minh Khuê trong tập truyện ngắn này.
5 Văn chương Phan Du - Ở hai phía một đỉnh đèo / Phạm Phú Uyên Châu, Phạm Phú Phong // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 12(598) .- Tr. 25-33 .- 800.01
Phan Du là cây bít có nhiều đóng góp với văn học Miền Nam kể cả trong sáng tác và nghiên cứu. Bài viết nghiên cứu quan niệm về nghệ thuật của ông, và hệ thống lại văn nghiệp của nhà văn trên hai bình diện chủ yếu : truyện ngắn và biên khảo. Từ đó, bài viết khẳng định giá trị và nét đặc sắc của văn chương Phan Du.
6 Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của những nhà văn mở đường sau 1975 ở Việt Nam / Nguyễn Thị Bích // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 23-34 .- 895.92
Tìm hiểu, nghiên cứu về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn sau 1975 của các nhà văn mở đường tài ba Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng trong phong trào đổi mới văn học ở Việt Nam.
7 Sự lựa chọn ngôn ngữ đánh giá tình cảm trong một số truyện ngắn Việt Nam / Trần Văn Phước // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 9 (289) .- Tr. 3 - 15 .- 895
Bài báo vận dụng Lí thuyết ngôn ngữ đánh giá của Martin & White (2005) và thu thập và mô tả sự chọn lựa ngôn ngữu đánh giá tình cảm (affect) nhân vật của năm tác giả Việt Nam trong năm truyện ngắn tiếng Việt. Đưa ra một số nét tương đồng, dị biệt của từng nhóm tác giả khi lựa chọn bình diện ngữ nghĩa và phương diện từ vựng - ngữ pháp đánh giá cũng đã được phân tích.
8 Phương thức tự sự của một số tác giả truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 / Trần Thị Bảo Giang // .- 2018 .- Số 9 (559) .- Tr. 115 - 123 .- 400
Xây dựng phương thức tự sự độc đáo, đáp ứng tầm đón đợi khắc khe của độc giả, đồng thời từng bước đưa văn học Việt Nam vào quỹ đạo hiện đại của thế giới chính là hành trình chung của một số tác giả truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 -1945.
9 Truyện ngắn tiểu thuyết ở Sài Gòn giai đoạn 1945 – 1954 nhìn từ trường chính trị xã hội và xuất bản / Nguyễn Thị Phương Thúy // .- 2018 .- Số 10 (559) .- Tr. 53 - 67 .- 400
Tìm hiểu các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết được xuất bản ở Sài Gòn giai đoạn 1945 – 1954 nhìn từ trường chính trị xã hội và xuất bản như một trường kinh tế cùng chiến lược của các nhà văn trong các không gian ấy.
10 Một số đề tài trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay / Trần Thị Quỳnh Lê // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 4 (554) .- Tr. 55 - 64 .- 400
Các nhà văn nữ, với tư duy hướng nội và khả năng quan sát đời sống một cách tỉ mỉ, tinh tế thường có xu hướng lựa chọn những gì gần gũi với đời sống của chính họ như gia đình, tình yêu, hạnh phúc…Bên cạnh đó, nhiều nữ văn sĩ đã mạnh dạn thử thách ngòi bút trong những đề tài vốn không phải là thế mạnh của nữ giới như lịch sử, chiến tranh.