CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Nhật--Giao tiếp

  • Duyệt theo:
1 Hành vi ngôn ngữ phàn nàn trong tiếng Nhật thực hiện bởi vĩ tố kết thúc câu / Dương Quỳnh Nga // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 43-49 .- 495.6

Trên cơ sở khái quát ý nghĩa, đặc điểm của các vĩ tố kết thúc câu trong tiếng Nhật. Bài báo trình bày các sắc thái biểu thị của hành vi ngôn ngữ phàn nàn trong tiếng Nhật khi được thực hiện bởi các vĩ tố kết thúc câu, giúp người học tiếng Nhật có thể sử dụng vĩ tố kết thúc câu, giúp người học tiếng Nhật có thể sủ dụng vĩ tố kết thúc câu khi thực hiện hành vi phàn nàn trong tiếng Nhật một cách tinh tế và phù hợp để đạt được hiệu quả nhất.

2 Một số lỗi điển hình và những gợi ý để tránh các lỗi khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật / Nguyễn Thị Hằng Nga // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 11A(304) .- Tr. 70-79 .- 400

Phân tích một số lỗi sai điển hình của sinh viên khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật trong hội thoại. Từ đó, tác giả hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến kính ngữ tiếng Nhật và gợi ý một số dạng bài tập nhằm giúp sinh viên tránh được các lỗi sai khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật.

3 Về sự tình chuyển động trong tiếng Nhật / Hồ Tố Liên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 97 - 101 .- 400

Trình bày các nội dung sau: 1. Sự tình chuyển động và loại hình ngôn ngữ; 2. Cấu trúc cú pháp cơ bản của sự tình chuyển động trong tiếng Nhật; 3. Đặc điểm ngữ nghĩa của sự tình chuyển động trong tiếng Nhật; 4. Các nhóm động từ chuyển động thông dụng trong tiếng Nhật; 5. Kết luận.

4 Vài lưu ý về một số khác biệt của lớp từ gốc Hán trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại / PGS. TS. Cao Thế Trình // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 57-67. .- 400

Trên cơ sở so sánh một số điểm khác biệt của lớp từ gốc Hán trong tiến Nhật và tiếng Việt hiện đại, tác giả muốn lưu ý đọc giả, nhất là những người Việt đang học tiếng Nhật, không nên vì sự tương đồng khá lớn trong bộ phận từ gốc Hán trong ngôn ngữ của hai dân tộc mà mất “cảnh giác” trước những khác biệt của bộ phận từ này, trong đó có không hiếm những trường hợp khác, trái nghĩa. Bài viết hy vọng hé lộ ra những nét độc đáo trong việc tiếp thu chữ Hán nói riêng và văn hóa Hán nói chung của hai dân tộc Nhật, Việt.