CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chữ Hán
1 Thu thập tự dộng các dị thể chữ Hán – Nôm để cải thiện chất lượng chuyển tự động từ chữ môn sang chữ Quốc Ngữ / Võ Ngọc Tín, Thái Hoàng Lâm, Trương Nhật Ánh, Đinh Điền // .- 2023 .- Số 11 (397) .- Tr. 10-19 .- 495.1
Nghiên cứu vấn dề dị thể trong văn tự Hán – Nôm, thu thập các dị thể từ Internet, thực hiện và đánh giá độ hiệu quả của phương pháp thu thập, bổ sung vào tự điển để nâng cao chất lượng chuyển tự.
2 Bước đầu xây dựng tự động kho ngữ liệu song song thơ ca chữ Hán của Việt Nam có bản dịch nghĩa tiếng Việt hiện đại / Thái Hoàng Lâm, Dương Thị An, Đinh Điền // .- 2023 .- Số 12 (398) .- Tr. 3-13 .- 495.1
Đề xuất phương pháp xây dựng tự động kho ngữ liệu thơ ca chữ Hán – bản dịch nghĩa tiếng Việt hiện đại với tỉ lệ thu thập thành công hơn 80%, số lượng trang web có nội dung cần sưu tập. Xây dựng tự động kho ngữ liệu song song văn bản chữ Hán – bản dịch nghĩa tiếng Việt ở lĩnh vực thơ ca chữ Hán của Việt Nam với hơn 4.000 bài thơ. Thống kê kho ngữ liệu theo số dòng thơ, tác giả, thời kì và thể loại. Điều này góp phần cho công tác khai thác kho ngữ liệu ở các nghiên cứu tiếp theo được thuận tiện hơn.
3 Bàn về chiết tự chữ Hán trong câu đố tiếng Việt / Trần Thị Lệ Dung // .- 2023 .- Số 346 - Tháng 11A .- Tr. 92-96 .- 400
Nghiên cứu về cách chữ Hán được chiết tự trong kho tàng câu đố tiếng Việt, thông qua đó giới thiệu một phương pháp độc đáo trong việc học chữ Hán mà ông cha ta đã đúc kết và tích lũy qua hàng nghìn năm lịch sử.
4 Lục Thư – Bốn phương pháp tạo chữ và hai cách dùng chữ Hán / Hoàng Thanh Hương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 3(235) .- Tr. 48-56 .- 459.92
Trình bày khái niệm Lục Thư. Tìm hiểu “Lục thư” theo thuyết bốn phương pháp tạo chữ và hai cách dùng chữ Hán, trở thành căn cứ lý luận quan trọng cho nhiều công trình nghiên cứu về cấu tạo chữ Hán và dạy học chữ Hán.
5 Khảo sát nghĩa của nhóm chữ Hán có chứa 酉 làm thành tố biểu ý / Phạm Ngọ Hàm, Hoàng Ngọc Nguyễn Hồng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 11A(304) .- Tr. 58-62 .- 400
Sử dụng các thủ pháp và phương pháp nghiên cứu như thống kê, miêu tả, phân tích, tiến hành khảo sát các chữ Hán có chứa bộ 酉 dậu (bình rượu) làm thành tố biểu ý, từ đó làm nổi rõ đặc điểm nghĩa và hàm ý văn hóa của nhóm chữ Hán này, đồng thời khẳng định vai trò của rượi trong đời sống xã hội cũng như khả năng sáng tạo to lớn của người xưa.
6 Chiết tự và lược sử nghiên cứu về chiết tự chữ Hán / Lê Quang Sáng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 6(226) .- Tr. 47-61 .- 400
Giới thiệu sơ lược về chiết tự, làm rõ hơn khái niệm “chiết tự”, các dạng chiết tự và các nghiên cứu về chiết tự, hy vọng góp thêm tài liệu, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan khi nghiên cứu và dạy học chữ Hán ở Việt Nam.
7 Chữ Hán chứa chữ “Nhật” dưới góc nhìn đời sống người dân Trung Quốc / Cẩm Tú Tài, Vũ Phương Thảo // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 12 (208) .- Tr.58 – 68 .- 495.1
Trong khuôn khổ bài viết, dưới góc nhìn ngữ nghĩa học và ngôn ngữ học văn hóa tác giả sẽ bàn luận về một số chứ Hán có chữ “nhật”. Qua sự phân tích về ngữ nghĩa cho thấy, chữ Hán có chữ “nhật” đã phản ánh phương pháp tính toán thời gian, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đời sống tinh thần, quan niệm hòa hợp với thiên nhiên của người dân trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.
8 Sự thách thức trong thời đại mới học sinh Việt Nam gặp phải khi học chữ Hán / Trương Gia Quyền, Tô Phương Cường // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 40 - 42 .- 400
Tập trung bàn về những thách thức mà học sinh Việt Nam khi học chữ Hán trong thời đại số hóa, từ đó rút ra ý kiến đề xuất khắc phục những thách thức này giúp cho học sinh Việt Nam có thể học tốt chữ Hán, góp phần nâng cao trình độ tiếng Trung.
9 Nguồn văn bản chữ Hán trên Nam phong tạp chí / Đoàn Tiến Lực // Nghiên cứu văn học .- 2017 .- Số 7 .- Tr. 3- 13 .- 800
Tạo ra một sự hình dung nhất định về Phần chữ nho nhằm trả lời cho các câu hỏi về: Mục bài dự kiến và mục bài thực tế qua 3 số đầu tiên; Mục bài và cơ cấu mục bài theo tiến trình thời gian; Từ “ tổ thuật học vấn Thái Tây” đến “ xây đài kỉ niệm” cho tiền nhân.