CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Hàn Biên - Phiên dịch

  • Duyệt theo:
1 Dạy – học câu cảm thán tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam: trường hợp có đuôi kết thúc bằng 립요 và 게요 / Trần Thị Duyên, Nguyễn Việt Nga // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 85-93 .- 495.7

Khảo sát mức độ hiểu biết về hai đuôi kết thúc cảm thán rất phổ biến trong tiếng Hàn đó là 립요 và 게요. Từ đó, bài viết đưa ra một số đề xuất trong quá trình giảng dạy câu cảm thán tiếng Hàn nói chung, câu cảm thán tiếng Hàn nói chung, câu cảm thán có hai đuôi kết thúc là 립요 và 게요 nói riêng.

2 Hiện tượng ngữ pháp “고 었 다” và “아/어 었 다” trong tiếng Hàn: những khó khăn của người Việt Nam học tiếng Hàn và đề xuất phương án giảng dạy / Nguyễn Thúy Hằng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 101-109 .- 495.7

Khảo sát mức độ hiểu và vận dụng hiện tượng ngữ pháp 고 었 다” và “아/어 었 다 của người Việt Nam học tiếng Hàn. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất mô hình giảng dạy hiện tượng ngữ pháp này.

3 Sử dụng truyện cổ tích trong dạy kĩ năng đọc hiểu tiếng Hàn ở trình độ trung cấp / Đoàn Thu Thảo // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 110-118 .- 495.7

Tập trung phân tích giáo trình được sử dụng rông rãi ở Việt Nam nhằm mục đích nghiên cứu hiện trạng việc sử dụng truyện cổ tích truyền thống để giảng dạy kĩ năng Đọc cho người Việt Nam học tiếng Hàn trình độ Trung cấp, từ đó chỉ ra những điểm còn hạn chế trong giảng dạy hiện nay và đề xuất phương án giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy kĩ năng Đọc hiểu cho đối tượng người Việt Nam học tiếng Hàn.

4 Từ rút gọn tiếng Hàn và đề xuất phương pháp giảng dạy chúng / Nguyễn Thị Thanh Thủy // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Số 4(338) .- 495.7

Bài viết chỉ ra có chế hình thành và các loại hình của từ rút gọn tiếng Hàn. Thông qua thực tế khảo sát thực tế, bài viết đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp, giúp người học nắm bắt về từ rút gọn một cách dễ dàng và hiệu quả

5 Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Hàn (trong mối liên hệ với tiếng Việt) / Hoàng Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 100-107 .- 400

Đề cập đến tính chất và cấu trúc ngữ nghĩa của tục ngữ, sau đó phân tích phương thức biểu đạt của tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt nhằm diễn tả, biểu đạt cùng một ý nghĩa (nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát, biểu trưng). Giới hạn phạm vi ngữ liệu là các đơn vị tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp trong hai ngôn ngữ.

6 Yếu tố Phật giáo trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt / Hoàng Thị Yến, Vũ Hoàng Hà // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 4(254) .- Tr. 69-78 .- 400

Bài viết tìm hiểu về các yếu tố như giáo lí nhà Phật, đặc điểm tu hành và kinh kệ, chùa chiền và các vật dụng liên quan đến Phật giáo qua ngữ liệu thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt.

7 Tìm hiểu về cấu trúc “V1-eo V2” trong tiếng Hàn / Lê Anh Phương // Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 191-197 .- 400

Tập trung giới thiệu và phân tích về bốn loại cấu trúc câu động từ ghép “V1-eo V2” thông dụng và được biết đến nhiều nhất trong tiếng Hàn.

8 Ý nghĩa có sắc thái tích cực của tục ngữ so sánh tiếng Hàn / Hoàng Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 3(295) .- Tr. 11-19 .- 400

Thống kê, phân loại với phương pháp miêu tả phân tích thành tố nghĩa về sử dụng nguồn ngữ liệu là tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp.

9 Một số vấn đề của thuật ngữ học tiếng Hàn / Hoàng Thị Yến – BAE YANG SOO // Ngôn ngữ .- 2017 .- Số 11(342) .- Tr. 38- 51 .- 400

Tổng hợp và khái quát về một số vấn đề của ngành Thuật ngữ học tiếng Hàn như: tình hình và hướng nghiên cứu, khái niệm và sự phân bố của thuật ngữ, tiêu chuẩn của thuật ngữ, đặc điểm nguồn gốc và cấu tạo của thuật ngữ, vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ.