CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chuẩn mực Kế toán--Quốc tế
1 Kinh nghiệm quốc tế về hội tụ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Vũ Thị Thanh Tâm // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 82 - 84 .- 658
Bài báo này trình bày về tiến trình hòa hợp - hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế của các nước trên thế giới, qua đó rút ra một số bài học cho Việt Nam đối với quá trình đổi mới hệ thống kế toán trong tiến trình hội tụ với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế.
2 Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu theo hợp đồng (IFRS 15), mức độ hài hòa với chuẩn mực kế toán về doanh thu và thu nhập của Việt Nam (VAS 14) và phương hướng chuyển đổi, áp dụng tại Việt Nam / Trương Thanh Hằng, Đỗ Thị Tuyết Nhung // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 91 - 93 .- 658
Bài viết này tập trung nghiên cứu, phân tích mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán quốc tế doanh thu từ hợp đồng với khách hàng (IFRS 15) và chuẩn mực kế toán Việt Nam doanh thu và thu nhập khác (VAS14) Nhóm tác giả đánh giá thông qua ba chỉ số về mặt đo lường (M-DJCS), chỉ số khai báo thông tin (D-DJCS) và chỉ số tổng hợp (O-DJCS). Kết quả cho thấy, chỉ số tổng hợp về mức độ hài hòa về đo lường giữa hai chuẩn IFRS 15 và VAS 14 (O-DJCS) đạt 49,57%, trong đó chỉ số hài hòa về mặt đo lường (M-DJCS) đạt 49,08%; chỉ số hài hòa về khai báo thông tin (D-DJCS) đạt 67%. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra những giải pháp và phương hướng chuyển đổi áp dụng IFRS 15 tại Việt Nam trong thời gian tới.
3 Khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay: Thực trạng và một số khuyến nghị / Trương Thị Thủy, Đào Ngọc Hà // .- 2024 .- K2 - Số 258 - Tháng 02 .- Tr. 56-59 .- 657
Bài viết chỉ ra những cam kết về thương mại hàng hoá trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU, đồng thời phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định này.
4 Nghiên cứu sự sẵn sàng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam / Nguyễn Thị Mai Chi, Nguyễn Thị Linh Chi, Phạm Minh Hồng Phạm Thị Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 635 .- Tr. 57 - 59 .- 657
Đề cập đến những vấn đề liên quan trọng công tác chuẩn bị, áp dụng chuyển đổi việc lập báo cáo tài chính theo IFRS. Từ đó, nhóm tác giả tìm hiểu mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam, qua đấy đề xuất một số giải pháp, định hướng cho quá trình chuyển đổi áp dụng IFRS trong thời gian tới.
5 Một số đánh giá về kết quả áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 36 tại các nước trên thế giới / Đào Nam Giang, Nguyễn Diệu Linh // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 227 .- Tr. 47-50,75 .- 657
Bài viết này tổng hợp kết quả nghiên cứu của các chuyên gia khi một số nước trên thế giới chuyển đổi sang áp dụng IAS 36, gồm ba nhóm vấn đề (i) áp lực và khó khăn khi áp dụng IAS 36, (ii) khác biệt và phụ thuộc từng quốc gia. (iii) xét đoán và ước tính có thể tạo ra thao túng lợi nhuận.
6 Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái : bàn luận về Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS 21) và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS 10 / Hồ Xuân Thủy, Lê Văn Cường, Nguyễn Thị Thu Thủy, Lê Thị Ngọc Hà, Nguyễn Phan Thanh Ngân, Hoàng Thị Minh Thư // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 5(224) .- Tr. 22-26 .- 657
Bài viết tập trung phân tích khoảng cách giữa IAS 21 và VAS 10, về ảnh hưởng của việc thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Đồng thời, chỉ ra những bất cập của VAS 10, khi so sánh với IAS 21, những khó khăn khi áp dụng IAS 21 vào thực tiễn, tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện VAS 10 để phù hợp với IAS 21, nhằm chuẩn bị cho quá trình áp dụng IFRS diễn ra thuận lợi hơn.
7 Hoàn thiện kế toán thuê tài sản của Việt Nam theo hướng hội nhập với khuôn mẫu quốc tế / Đoàn Vân Anh // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 158 .- Tr. 109-116 .- 657
Kế toán “Thuê tài sản” theo khuôn mẫu của Việt Nam hiện nay có những khác biệt khá lớn so với khuôn mẫu quốc tế. Bài viết này nghiên cứu để chỉ ra những khác biệt có tính trọng yếu, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán “Thuê tài sản” của Việt Nam, nhằm đưa kế toán Việt Nam nói chung và kế toán “Thuê tài sản” nói riêng hội nhập, dần hội tụ với thông lệ chung của quốc tế về kế toán.
8 Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Viêt Nam và những vấn đề đặt ra / Chúc Anh Tú // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 215 .- Tr. 38 - 42 .- 657
Sự cần thiết phải hướng được sự hội nhập kế toán quốc tế, nhằm cung cấp những thông tin có giá trị pháp lý cao, cũng như hài hòa với khu vực và quốc tế trên các lĩnh vực chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp dịch vụ và cấp chứng chỉ. Bài viết tập trung vào việc đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện những vướng mắc trong triển khai quá trình này.
9 Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết Việt Nam / Nguyễn Thị Ngọc Điệp // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 114-120 .- 657
Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dựa trên dữ liệu khảo sát quy mô mẫu 489 doanh nghiệp. Các phương pháp kiểm định gồm Cronbach's Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 7 nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết Việt Nam, trong đó 05 nhân tố tác động thuận chiều gồm thái độ nhà quản trị, hội nhập kinh tế, năng lực kế toán viên, quy mô doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và 02 nhân tố tác động ngược chiều gồm hệ thống pháp luật, chi phí.
10 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế / Nguyễn Thị Ngọc Điệp // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 215 .- Tr. 49-55 .- 657
Bài báo này nhằm mục đích cung cấp một bức tranh gắn kết với các nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế/Chuẩn mực tài chính quốc tế (IAS/IFRS). Từ đó tác giả xác định được những tồn tại trong các nghiên cứu trước, để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.