CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài chính--Vi mô
2 Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển tài chính vi mô và bài học rút ra cho Việt Nam / Lê Thanh Huyền // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 6 (202) .- Tr. 36-49 .- 332
Phân tích, đánh giá về mô hình của một số ngân hàng tiêu biểu trên thế giới, hoạt động tài chính vi mô ở một số quốc gia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3 "Không để ai bị bỏ lại phía sau' : mục tiêu của chiến lược tài chính toàn diện sau 2 năm nhìn lại / Nguyễn Kim Anh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 5(590) .- Tr. 22-26 .- 332.1
Bài viết điểm lại những kết quả nổi bật đạt được sau 2 năm thực hiện chiến lược tài chính toàn diện tại Việt Nam và nêu lên một số nhiệm vụ cần triển khai thời gian tới.
4 Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam " đòn bẩy" góp phân thúc đẩy tài chính toàn diện / Trần Trọng Triết // Ngân hàng .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 23-26 .- 332.1
Bài viết tập trung phân tích kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất các chính sách biện pháp thúc đẩy hoạt động tổ chức TCVM trong thời gian tới.
5 Mô hình cho vay bán bán buôn trong tài chính vi mô ở các nước trên thế giới và gợi ý đối với Việt Nam / Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Nhi Quang // Ngân hàng .- 2021 .- Số 20 .- Tr. 39-46 .- 332.024
Bài viết hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về cho vay buôn bán và tổ chức cho vay buôn bán trong tài chính vi mô, đồng thời khái quát kinh nghiệm quốc tế về cho vay buôn bán, từ đó đưa ra một số gợi ý về mô hình cho vay buôn bán trong hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam
6 Sự phát triển các tổ chức tài chính vi mô tại Ấn Độ / Nguyễn Thị Mỹ Dung, Đào Tuấn Khanh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 136-138 .- 332.1
Giá trị cốt lõi của tài chính vi mô (TCVM) là cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo, người yếu thế trong xã hội nhằm giúp họ cải thiện đời sống, thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo, hướng đến phát triển toàn diện và bền vững. Bài viết này tìm hiểu kinh nghiệm phát triển các tổ chức TCVM (MFIs) Ấn Độ; từ đó, đưa ra khuyến nghị phát triển TCVM tại Việt Nam.
7 Hoạt động của các tố chức tài chính vi mô Việt Nam trong bối cảnh phát triển tài chính toàn diện : 10 năm nhìn lại / Lê Thanh Tâm, Ngô Thị Thu Mai // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 6 .- Tr.18-24 .- 332.1
Đánh giá thực trạng hoạt động của các tố chức tài chính vi mô Việt Nam trong 10 năm qua (2010-2019), tập trung vào hai hoạt động chủ chốt: tín dụng, hoạt động tiết kiệm, từ đó đề xuất các giải pháp để các tổ chức này tham gia sâu hơn vào thực hiện chiến lược tài chính toàn diện Việt Nam. Xuất phát từ những tồn tại, trong tương lai chiến lược phát triển tổ chức tài chính vi mô cần tập trung vào một số nội dung cụ thể như: mở rộng phạm vi địa lý tiếp cận ( đặc biệt tại vùng nông thôn và miền núi); đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực cho thành viên, đặc biệt về lĩnh vực công nghệ số.
8 Phát triển hoạt động tài chính vi mô đối với giảm nghèo tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung / Nguyễn Thị Hạnh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 201 .- Tr. 50-52 .- 332.1
Sử dụng phương pháp thống kê từ các dữ liệu thu thập tại Ngân hàng Chính sách Xã hội VN trong việc tham gia thị trường tài chính vi mô thông qua hoạt động tín dụng người nghèo tại các tỉnh, thành phố vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Kết quả mổ tả các hoạt động tín dụng chính sách XH trong lĩnh vực giảm nghèo của NHCSXH VN tại vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung theo chỉ thị số 40-CT/TW của BanBis thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách XH đã có nhữn bước tiến đáng kể trong công tác giảm nghèo.
9 Kinh nghiệm phát triển tổ chức tài chính vi mô trên thế giới, bài học cho Việt Nam / Phạm Tiến Mạnh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 21(558) .- Tr. 36-41 .- 332.1
Trình bày kinh nghiệm nâng cao năng lực hoạt động các chương trình, dự án TCVM; thực trạng hoạt động chương chương trình, dự án TCVM; bài học kinh nghiệm.
10 Phát triển tài chính vi mô: Giải góp phần hạn chế tình trạng “tín dụng đen” / Bùi Văn Trịnh, Đoàn Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thị Thý Liễu // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 51(61) .- Tr. 13-19 .- 339
Phân tích, đánh giá những tác động tích cực của tài chính vi mô trong nền kinh tế, đặc biệt là góp phần hạn chế tình trạng “tín dụng đen”, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này trong thời gian tới.