CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xử lý--Nợ xấu
1 Bảo vệ quyền và lợi ích của người mua nợ trong dịch mua, bán nợ với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam / Bùi Hữu Toàn // Ngân hàng .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 19-24 .- 340
Bài viết tập trung phân tích và làm rõ một số hạn chế trong pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi của người mua nợ trong giao dịch với các tổ chức tín dụng, đồng thời, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
2 Giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay / Trần Thị An Huệ // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 783 .- Tr. 51-54 .- 332.12
Bài viết thảo luận các yếu tố hình thành nợ xấu của ngân hàng thương mại, phân tích tác động và đề xuất giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn hiện nay.
3 Nhìn lại quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu / Trần Huy Tùng, Lê Thị Minh Ngọc // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 18(603) .- Tr. 15-21 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu phân tích mục tiêu, giải pháp và công cụ triển khai đề án tái cơ cấu trong hai giai đoạn tái cơ cấu, đưa ra những so sánh, để từ đó gợi ý một số khuyến nghị cho giai đoạn sắp tới.
4 Nâng cao hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua mua, bán, xử lý nợ để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần / Chu Ngọc Lâm // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 776 .- Tr. 77-80 .- 332.12
Bài viết đánh giá thực trạng hoạt mua, bán, xử lý nợ để chuyển doanh nghiệp (DN) thành công ty cổ phần (CTCP), nhận diện một số tồn tại, vướng mắc, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tái cơ cấu DN thông qua mua, bán, xử lý nợ để chuyển DN thành CTCP trong thời gian tới.
5 Kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 và cần sớm "nâng cấp" hành lang pháp lý cho xử lý nợ xấu / Đỗ Hoài Linh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 24-28 .- 332.12
Trình bày kết quả thực tiễn của Nghị quyết 42 và hướng tới luật hóa về xử lý nợ xấu trong thực tiễn.
6 Thực trạng hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm và những tác động tới quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng / Tạ Quang Đôn, Nguyễn Thị Lương Trà // Ngân hàng .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 29-33 .- 332.12
Thực trạng hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm tại Việt Nam; những tác động tích cực của hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm tới quá trình xử lý tài sản bảo đảm nói riêng và xử lý nợ xấu nói chung của các tổ chức tín dụng; Một số hạn chế, vướng mắc và đề xuất.
7 Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm để thúc đẩy quá trình xử lý nợ tại tổ chức tín dụng / Nguyễn Thị Lương Trà // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 36-42 .- 332.12
Bài viết tập trung nêu và phân tích một số nội dung quy định của pháp luật chưa phù hợp, đồng thời đề xuất một số biện pháp hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành, qua đó tạo điều kiện để xử lý nhanh, dứt điểm các khoản nợ xấu tại TCTD.
8 Thực trạng xử lý nợ tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt nam và một số khuyến nghị chính sách / Nguyễn Thị Kim Quỳnh, Đặng Đình Thích, Bùi Tín Nghị // Ngân hàng .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 17-22 .- 332.12
Đánh giá thực trạng xử lý nợ của VAMC trong giai đoạn 2013-2020, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại VAMC trong thời gian tới.
9 Kết quả đạt được trong công tác xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng và một số đề xuất trong giai đoạn 2021-2025 / Trần Ánh Quý, Vũ Mai Chi // Ngân hàng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 14-19 .- 332.12
Các biện pháp triển khai tích cực trong công tác xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; kết quả công tác xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng giai đoạn 2016-2020; Một số đề xuất nhằm đẩy nhanh công tác xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.
10 Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng: Những nội dung cơ bản, ưu điểm và hạn chế / Hà Thị Trúc Lan // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 339-345 .- 658
Ngày 21/06/2017, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nghị quyết có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày 15/8/2017. Nghị quyết này đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới (so với pháp luật hiện hành) về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu. Bài viết phân tích Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định về thí điểm xử lỷ nợ xâu của các tổ chức tín dụng: Những nội dung cơ bản, ưu điểm và hạn chế.