CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cơ thể người

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu về phân loại vóc dáng cơ thể của nam giới Thành phố Hồ Chi Minh - Việt Nam / Trần Thị Minh Kiều, Nguyễn Mậu Tùng, Phạm Thế Bảo,Trần Thị Vân Anh // .- 2022 .- Số 58 .- Tr. 144-154 .- 610

Nghiên cứu này đã sử dụng 34 kích thước nhân trắc 3D thu được từ cuộc khảo sát nhân trắc trên 1106 nam giới Việt Nam trong độ tuổi từ18 đến 60 thông qua máy quét cơ thể toàn thân Size Stream, trong đó nam giới trong độ tuổi từ18 đến dưới 30 chiếm 65.82%. Kết quả của nghiên cứu như sau: Ba yếu tố độc lập được trích xuất bằng cách sử dụng phân tích nhân tố để phân tích nhóm K-mean, sau đó được phân loại thành hai nhóm cơ thể. Nhóm 1chiếm tỷ lệ (60.4%) được xác định là loại cơ thể gầy, thân trên ngắn, tay dài, vai ngang và nhỏ. Nhóm 2 chiếm tỷlệ (39.6%) được xác định là nhóm cơ thể cao và béo, tuy nhiên tay và chân ngắn hơn mức trung bình, vùng vai và lưng phát triển, vai dốc. Kết quả đạt được cho thấy tỷ lệ nam giới trong độ tuổi từ 18 đến dưới 30 chủ yếu thuộc nhóm gầy, trong khi đó nhóm nam giới trong độ tuổi từ 30 đến 60 có tỷ lệ phân bố tương đối đồng đều giữa gầy và béo. Nghiên cứu này đóng góp vào nghiên cứu dữ liệu cơ sở để thiết kế mẫu trên các phần mềm thiết kế ảo như phần mềm CLO3D, đồng thời góp phần vào công tác nghiên cứu và phát triển hệ thống cỡ số cho nam giới Việt Nam.

2 Một số kích thước và chỉ số vùng đầu mặt của người kinh độ tuổi 18 - 25 tại Hà Nội và Bình Dương / Chu Văn Tuệ Bình, Nguyễn Đức Nghĩa // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 162(Số 1) .- Tr. 178-185 .- 610

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đo nhân trắc trực tiếp trên 7376 người Kinh theo phương pháp mô tả cắt ngang nhằm mục tiêu xác định một số kích thước vùng đầu mặt của người Kinh độ tuổi 18 - 25 tại Hà Nội và Bình Dương và phân loại một số chỉ số vùng đầu mặt của người Kinh độ tuổi 18 - 25 theo Martin và Saller.

3 Ẩn dụ vật chứa miền ý niệm “ Bộ phận cơ thể người” trong tiếng Việt / Nguyễn Thị Hiền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2015 .- Số 11(265) .- Tr. 55- 58 .- 400

Góp thêm một minh chứng khẳng định ẩn dụ ý niệm không chỉ là phương tiện tu từ mà còn là công cụ, phương tiện của tư duy.

4 Hoán dụ ý niệm “Bộ phận cơ thể người” trong tiếng Việt / Nguyễn Thị Hiền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2017 .- Số 2(256)/2017 .- Tr. 30-34 .- 400

Nêu lên một số kiểu hoán dụ ý niệm “ bộ phận cơ thể người”trong tiếng Việt như: Bộ phận cơ thể người đại dện cho con người; Bộ phận cơ thể người đại diện cho hình dáng bên ngoài của con người; Bộ phận cơ thể người đại diện cho tính cách, phẩm chất con người; Bộ phận cơ thể người đại diện cho tình cảm của con người.

5 Ánh xạ ý niệm của miền nguồn “ Bộ phận cơ thể người” trong Tiếng Việt / Nguyễn Thị Hiền // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 2(333)/2016 .- .- 400

Khảo sát một số ánh xạ của miền ý niệm nguồn “ bộ phận cơ thể người” tới một số ý niệm niềm đích: không gian, thời gian, con người, tự nhiên và xã hội góp phần khẳng định đặc trưng tri nhận của người Việt qua ý niệm này.