CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Văn học Trung đại--Việt Nam
1 Cơ sở biến đổi và phương hướng luận giải ngữ nghĩa của điển cố, điển tích trong tác phẩm văn học trung đại / Nguyễn Thị Hải, Lê Văn Tấn // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 11A (332) .- Tr. 91-100 .- 401.43
Làm rõ hơn các vấn đề về khái niệm, cơ sở biến đổi và phương hướng luận giải ngữ nghĩa của điển cố, điển tích trong tác phẩm văn học trung đại.
2 Di sản thơ văn trung đại Việt Nam trong công trình nghiên cứu của tác giả Miền Nam 1955-1975 / Trần Thị Hoa Lê // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 9(595) .- Tr. 21-34 .- 800.01
Khảo sát, mô tả, phác thảo một số khuynh hướng nghiên cứu văn học cổ trung đại và chọn giới thiệu một số nhà nghiên cứu tiêu biểu của văn học miền Nam giai đoạn 1955-1975.
3 Nguyễn Huy Cẩn – một số nét về cuộc đời và tác phẩm / Phạm Văn Ánh // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số5(591) .- Tr. 97-107 .- 327
Khái lược những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, sáng tác của Nguyễn Huy Cẩn, làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về tác giả này.
4 Nhân vật hoàng đế trong văn chính luận luận Trung đại Việt Nam Từ thế kỉ X-XV / Trịnh Huỳnh An // Khoa học (Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 17 (1) .- Tr. 176-185 .- 800.01
Khái quát về những đặc điểm của nhân vật hoàng đế trong văn chính luận Việt Nam từ thế kỉ X – XV, tiêu biểu như: Khẩu khí hoàng đế qua việc khẳng định vị thế quốc gia, dân tộc; Hoàng đế trị vì bằng nền đức trị, nhân nghĩa và có tư tưởng thân dân.
5 Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam tại Liên Bang Nga / Vũ Thanh // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 11(573) .- Tr. 10-16 .- 800
Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam tại Liên Bang Nga, góp phần tại ra một tầm nhìn và một khuôn khổ mới trong việc tìm hiểu và nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung và văn học Trung đại nói riêng, góp phần đổi mới phương pháp nghiên cứu và truyền bá văn học Việt Nam ra thế giới.
6 Khuynh hướng Thiền – Lão trong quan niệm văn học Việt Nam giai đoạn hậu kỳ trung đại / Nguyễn Thị Thúy Hạnh // .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 59 - 75 .- 895.922 134
Thiền – Lão là một trong những khuynh hướng chủ đạo, xuyên suốt trong quan niệm văn học cổ Trung Quốc và Việt Nam. Văn học trung đại Việt Nam nói chung và quan niệm văn học nói riêng, đến giai đoạn hậu kỳ trung đại, khuynh hướng Thiền – Lão biểu hiện khá rõ qua một số tác phẩm có tính lý luận và các phạm trù mỹ học như tự nhiên, hư tĩnh, vô ngôn, tiêu dao, bình đạm.
7 Hiện trạng nghiên cứu liên ngành văn học Trung đại Việt Nam / Nguyễn Cảnh Chương // .- 2018 .- Số 9 (559) .- Tr. 78 - 87 .- 400
Khảo sát những thành tựu tiêu biểu của phương pháp nghiên cứu liên ngành áp dụng đối với văn học trung đại Việt Nam; Khảo sát, đánh giá một số công trình tiêu biểu nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam théo hướng tiếp cận liên ngành.
8 Kẻ sĩ ẩn dật – Mẫu hình con người ý thức trong văn học Trung đại Việt Nam / Phan Thị Hồng // .- 2018 .- Số 9 (559) .- Tr. 88 - 97 .- 400
Giới thiệu những nhân vật kẻ sĩ, con người ý thức trong tiến trình văn học: Nguyễn Hàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Khuyến.
9 “ Tiếng dâm” trong văn học Việt Nam Trung đại thế kit XVI - XIX / Phạm Văn Hưng // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 6 (556) .- Tr. 84 - 96 .- 400
Nhìn lại dòng chảy của những “tính dâm” trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVI – XIX cũng là nhìn lại một phần diện mạo tinh thần của con người xưa trong đời sống tình dục, những chuẩn mực tính dục đã được thiết lập và bị vượt qua như thế nào trong thực tế, dù đó chỉ là thực tế của văn bản, con chữ và tư tưởng.
10 Cơ chế hình thành và giải mã điển cố trong văn học trung đại Việt Nam / PGS.TS Nguyễn Kim Châu // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 8 (250)/2016 .- Tr. 10 – 15 .- 800
Thông qua việc mô hình hóa, so sánh cơ chế hình thành và chuyển nghĩa của điển cố ẩn dụ và hoán dụ, có thể thấy rằng điển cố có những điểm khác biệt đáng chú ý về tính tu từ. Sử dụng điển cố không chỉ đơn giản là nhằm làm gia tăng sắc thái tạo hình, biểu cảm cho lời văn nghệ thuật như ẩn dụ hoán dụ mà quan trọng hơn ở chỗ thể hiện tính chất hàm súc, cao nhã, quy phạm của văn chương bác học thời trung đại.