CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bệnh--Mũi

  • Duyệt theo:
1 Tác dụng của phương pháp cấy chỉ trong điều trị viêm mũi dị ứng / Phạm Thị Ánh Tuyết, Đoàn Thị Thùy Dương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 158 - Số 10 .- Tr. 55-63 .- 610

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt và tác dụng không mong muốn của phương pháp. Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước sau điều trị, có đối chứng. 60 bệnh nhân viêm mũi dị ứng chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm tương đồng về tuổi, giới và mức độ bệnh. Nhóm nghiên cứu điều trị bằng cấy chỉ catgut, nhóm chứng điều trị bằng Loratadin. Sau 7 ngày điều trị, nhóm cấy chỉ cải thiện các triệu chứng cơ năng (ngứa mũi, ngạt mũi, chảy dịch mũi) và thực thể tốt hơn so với nhóm chứng (p < 0,05). Sau 30 ngày điều trị, số lần bệnh nhân tái phát ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng nhóm nghiên cứu chỉ có 40,7% bệnh nhân cần điều trị trong khi nhóm chứng là 76,7%. Nhóm nghiên cứu có 3 bệnh nhân (10%) sưng nề nơi cấy và tự khỏi sau 1 – 3 ngày, nhóm chứng có 6 bệnh nhân (20%) có cảm giác khô miệng họng và triệu chứng tự hết sau khi dừng thuốc.

2 Kết quả giải phẫu sau 12 tháng theo dõi hậu phẫu nội soi nối thông túi lệ - mũi / Hà Huy Thiên Thanh, Nguyễn Quốc Anh, Phạm Thị Khánh Vân // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 60-66 .- 610

Trình bày kết quả giải phẫu sau 12 tháng theo dõi hậu phẫu nội soi nối thông túi lệ - mũi. Phẫu thuật nội soi nối thông túi lệ - mũi là chỉ định thường gặp trong điều trị tắc ống lệ mũi. Nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ thành công về giải phẫu và nhận xét các nguyên nhân gây thất bại của phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi nối thông túi lệ - mũi cho kết quả tốt và ổn định từ 6 tháng hậu phẫu trở về sau với tỷ lệ 86,91% sô trường hợp có lệ đạo thông thoáng. Những nguyên nhân gây thất bại hay gặp nhất là sẹo xơ chít hẹp miệng nối và chít hẹp lệ quản chung. Như vậy, phẫu thuật nội soi nối thông túi lệ mũi có thể được cân nhắc là điều trị đầu tay với những trường hợp tắc ống lệ mũi nguyên phát mắc phải ở người trưởng thành. Trong tương lai, những nghiên cứu sâu hơn về những nguyên nhân tái phát và phương pháp khắc phục sớm có thể giúp nâng cao hơn nữa tỷ lệ thành công của phẫu thuật.

4 Ngạt tắc mũi và vị trí khẩu cái – lưỡi ở bệnh nhân ngủ ngáy / Phạm Thị Bích Đào // Y học thực hành .- 2017 .- Số 1 (1031) .- Tr. 57-59 .- 610

Đánh giá sự ảnh hưởng của ngạt tắc mũi với phân loại Mallampati và mức độ nặng của rối loạn thở khi ngủ và chất lượng giấc ngủ.

5 Đối chiếu các đặc điểm lâm sàng với nguồn gốc tế bào của bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin nguyên phát ở vùng mũi xoang / Nguyễn Xuân Quang, Vũ Thu Hoài, Trần Thị Ngọc Hoa,… // Y học thực hành .- 2016 .- Số 6 (1013 .- Tr. 45 – 48 .- 616.21

Trình bày quá trình đối chiếu các đặc điểm lâm sàng với nguồn gốc tế bào của bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin nguyên phát ở vùng mũi xoang. Kết quả cho thấy, việc thăm khám lâm sàng một cách kỹ càng từ đó tìm ra những dấu hiệu gợi ý để đề xuất các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh là việc quan trọng.

6 Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của vẹo vách ngăn mũi và hiệu quả sau mổ trong những trường hợp phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn ngăn mũi / Nguyễn Ngọc Minh // Y học thực hành .- 2015 .- Số 8 (973) .- Tr. 71 - 73 .- 616.21

Nghiên cứu những triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân có trước và sự cải thiện các triệu chứng trên bệnh nhân sau phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi. Kết quả cho thấy những triệu chứng cơ năng chính mà bệnh nhân có như nhức đầu, nhứt mũi, nghẹt mũi, chảy mũi, thở ồn ào và ngáy với 87 % trường hợp hình thái vách ngăn và triệu chứng chủ quan của bệnh nhân sau mổ được phục hồi tốt.