CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Sức khỏe cộng đồng
1 Propylene glycol gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tuổi thọ trên mô hình ruồi giấm thực nghiệm / Nguyễn Trọng Tuệ, Nguyễn Thu Thúy, Dương Thị Thu Thuỷ, Trần Quốc Đạt // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 268-275 .- 610
Propylene glycol (PG) là một chất phụ gia hiện đang được sử dụng rộng rãi làm dung môi, chất giữ ẩm, chất chống đông trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Năm 1982, PG được FDA (Food and Drug Administration) xếp vào nhóm GRAS (Generally Recognized As Safe - được công nhận là an toàn), nhưng ngày càng có nhiều ghi nhận và báo cáo về độc tính của PG. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng mô hình ruồi giấm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của PG đến sức khoẻ và khả năng sinh sản.
2 Căng thẳng học tập, chất lượng giấc ngủ ở học sinh THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, thành phố Long Xuyên, An Giang và các yếu tố liên quan / Nguyễn Huỳnh Thùy Trang, Lê Trường Vĩnh Phúc, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 286-295 .- 610
Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỉ lệ học sinh THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, thành phố Long Xuyên, An Giang có căng thẳng học tập trung bình - nặng, chất lượng giấc ngủ kém và các yếu tố liên quan. 447 học sinh trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, TP. Long Xuyên, An Giang được chọn tham gia nghiên cứu. Tình trạng căng thẳng học tập được xác định bằng thang đo ESSA và chất lượng giấc ngủ được đánh giá bằng thang đo PSQI.
3 Chức năng thể chất của người bệnh Covid-19 sau giai đoạn cấp tính / Vũ Quốc Đạt, Tạ Thị Diệu Ngân, Bá Đình Thắng, Nguyễn Quang Huy // .- 2023 .- Tập 172 - Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 224-231 .- 610
COVID-19 hiện là một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu. Người bệnh COVID-19 sau giai đoạn cấp tính cho thấy vẫn có những triệu chứng kéo dài và dai dẳng. Vì thế, nghiên cứu về chức năng thể chất ở người bệnh COVID-19 sau giai đoạn cấp tính là cần thiết. Nghiên cứu nhằm khảo sát các triệu chứng và mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng tới người bệnh COVID-19 sau giai đoạn cấp tính. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 549 người bệnh COVID-19 sau giai đoạn cấp tính đến khám tại Phòng khám Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4/2022.
4 Căng thẳng ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế và trạm y tế phường/xã ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 và các yếu tố nghề nghiệp liên quan / Bùi Hồng Cẩm, Ngô Thị Thùy Dung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 282-290 .- 610
Nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao, mô hình bệnh tật thay đổi, cũng như sự xuất hiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khối lượng công việc lớn và những nguy hại của đặc thù nghề nghiệp - những điều này có thể khiến cho nhân viên y tế bị căng thẳng. Nghiên cứu cắt ngang trên 272 nhân viên y tế tại trung tâm y tế và trạm y tế phường/xã ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 nhằm mô tả tỷ lệ căng thẳng và các yếu tố nghề nghiệp liên quan.
5 Mức độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng Neisseria gonorrhoeae phân lập tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020 - 2022 / Đào Ngọc Duy, Trần Minh Châu // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 33-39 .- 610
Neisseria gonorrhoeae kháng thuốc là một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng. Để hỗ trợ công tác điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu mô tả hồi cứu với số liệu từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2022. Qua nghiên cứu 183 phân lập Neisseria gonorrhoeae, tỷ lệ không nhạy cảm hoặc kháng thuốc là 18,03% với ceftriaxone, 41,53% với cefixime, 27,87% với azithromycin, 98,16% với ciprofloxacin và 74,32% với tetracyclin. Tỷ lệ đồng nhiễm bệnh lậu và Chlamydia chiếm 26,78%.
6 Kiến thức về sa sút trí tuệ của sinh viên y đa khoa năm cuối, Trường Đại học Y Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan / Nguyễn Huỳnh Phương Anh, Nguyễn Thị Diễm Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 290-298 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức về sa sút trí tuệ (SSTT) của sinh viên y đa khoa năm cuối Trường Đại học Y Hà Nội năm 2021 và phân tích một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi trên 499 sinh viên Y6 đa khoa. Tỉ lệ trả lời đúng kiến thức tổng hợp về SSTT là 68,45%, chỉ 30,86% sinh viên trả lời đúng tỉ lệ hiện mắc SSTT và 17,64% trả lời đúng loại test sàng lọc SSTT. Một số yếu tố liên quan đến xếp loại kiến thức về SSTT là tham gia học lí thuyết, tham gia học lâm sàng và tham gia hội thảo về SSTT.
7 Chất lượng cuộc sống của phụ nữ đã kết hôn: Nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Long An / Đặng Thị Cẩm Tú, Tô Gia Kiên, Nguyễn Thiện Minh, Phạm Quốc Cường // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 299-308 .- 610
Một phần ba dân số thế giới là phụ nữ. Chất lượng sống của phụ nữ quan trọng để đảm bảo gia đình hạnh phúc và khỏe mạnh. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả chất lượng sống bằng WHOQOL-BREF và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ kết hôn tại tỉnh Long An, Việt Nam. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện vào tháng 3/2017 đến tháng 8/2018 tại 14 huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh Long An. Phụ nữ đã kết hôn đến khám phụ khoa tại các trạm y tế được chọn vào nghiên cứu.
8 Vận động thể lực và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 / Lê Hồng Hoài Linh, Nguyễn Ngọc Minh, Tăng Kim Hồng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 319-327 .- 610
Nghiên cứu cắt ngang được sử dụng nhằm mục tiêu ước lượng tỷ lệ vận động thể lực của học sinh trung học cơ sở và các yếu tố liên quan, với sự tham gia của 318 học sinh ở 2 trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
9 Thực trạng trầm cảm , lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở nhóm có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2020 / Trần Thu Hằng, Văn Đình Hòa // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 186-194 .- 610
Nhằm mô tả thực trạng trầm cảm , lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở nhóm có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2020. Tỷ lệ người sử dụng ma túy xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm, lo âu, stress khá cao lần lượt là 31,7%, 64,3%, 22,8%. Dấu hiệu trầm cảm ở người sử dụng ma túy có mối liên quan với các yếu tố: nhóm tuổi >= 41 tuổi, tần suất sử dụng chất dạng thuốc phiện và tiền sử không tiêm chích ma túy. Trong khi đó, dấu hiệu stress ở người sử dụng ma túy có mối liên quan với các yếu tố: tần suất sử dụng đồ uống có cồn, tần suất sử dụng chất dạng thuốc phiện, mức độ nguy cơ do dùng chất dạng thuốc phiện và tiền sử không tiêm chích ma túy. Kết quả nghiên cứu gợi ý những can thiệp về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là vấn đề trầm cảm cần tập trung vào nhóm sử dụng ma túy trên 41 tuổi. Tăng cường khám và điều trị tâm thần cho người sử dụng ma túy, đặc biệt ở nhóm không tiêm chích ma túy; nhóm sử dụng đồ uống có cồn, chất dạng thuốc phiện hàng tuần.
10 Miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ vắc xin Covid-19 tiếp cận theo quyền được chăm sóc sức khỏe của cộng đồng / Nguyễn Văn Phúc // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 08 (456) .- Tr. 44 - 53 .- 340
Tác giả phân tích các tiến trình của đề xuất miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin Covid-19 dựa trên quan điểm các quốc gia, hệ thống pháp lý quốc tế về sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với quyền được chăm sóc sức khỏe củ cộng đồng theo các cam kết quốc tế về nhân quyền; và đề xuất các giải pháp trước mắt nhằm bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của cộng đồng từ thực tiễn cuộc khủng hoảng vác xin Covid-19.